LỊCH SỬ ĐẠO
Sơ lược Lịch sử Đạo
Thăng trầm cùng năm tháng.
* DẪN NHẬP:
- Về Phật đạo thì từ khi đức Thích Ca lưu truyền chánh pháp cho Ngài Đại Ca diếp, đến Bồ đề đạt ma là 28 vị Tổ tại Ấn Độ tất cả đều thực hành chơn pháp theo giáo lý Y bát Chơn truyền.
- Bồ đề đạt ma sau này được xưng tôn là Sơ Tổ của nhánh phái Bắc tông (Đại thừa), là vị Tổ đầu tiên truyền giáo lý Y bát qua xứ Trung Hoa cho 5 vị Tổ là: Huệ Khả, Đạo Tín, Tăng Xáng, Hoằng Nhẫn và Huệ Năng, nên gọi là Nhất chi sanh ngũ diệp.
- Đến đời Huệ Năng Lục Tổ, thì giáo lý Y bát chấm dứt tại Trung Hoa. Sau thời kỳ hoàng kim này Phật giáo Trung Hoa vào thế kỷ thứ III bị ảnh hưởng phân bổ lại của Nho giáo và Lão giáo vốn là cái gốc đạo tại Trung Hoa, nên không còn thực hành theo giáo lý Y bát chơn truyền rộng khắp mà chia đều các đạo phái khác. Trung hoa là đất nước rộng lớn và có tầm phát táng về văn hoá rất hiệu quả nên các nước khu vực phần lớn đều chịu ảnh hưởng thuộc đường lối Bắc tông, phía Tây Nam như Miến Điện, Thái Lan, Campuchia lại ảnh hưởng đường lối Nam tông, giữa 2 đường lối Nam và Bắc tông tràn nhập vào Việt Nam và giai đoạn này Việt Nam cũng phát sinh nhiều Đạo Phái kể cả du nhập từ bờ bên kia đại dương như Thiên chúa giáo, Tin Lành, Cơ đốc giáo.v.v…
- Về Tiên đạo thì cùng thời với đức Thích Ca có đức Lão tử sáng lập và do đức Trang tử là người phát triển học thuyết của Ngài, đã xây dựng và thành hình 1 hệ thống tư tưởng sâu sắc cơ bản là Vô vi, Khí công, Thái cực quyền, Dịch cân kinh, Tẩy tủy kinh...đó là con đường giải thoát mọi dục vọng, từ đó đi sâu vào cỏi chân thân, qua thân thân tới Đạo và cũng như 1 dòng chảy từ Trung hoa ảnh hưởng đến các khu vực lân cận, trong đó có 3 nước đông dương.
- Về Nhơn đạo là nho giáo theo học thuyết của đức Khổng tử cũng hạ sanh cùng thời với đức Thích ca mâu ni, có giai đoạn cực thịnh thành Quốc giáo, muốn trị an xã hội đều phải bắt nền từ tư tưởng Nho giáo làm kim chỉ nam.
* KHAI ĐẠO:
- Vào cuối thế kỷ 19 đất nước Việt nam có nhiều biến động lịch sử sau gần 100 năm Pháp thuộc, tại miền nam cũng bất ổn không kém, ngoài chuyện xã hội còn có nhiều nhánh phái tôn giáo ra đời nhân danh cứu nhân độ thế, có phái thực sự chánh pháp, có phái đội lớp đạo đức pha lẫn chính trị a dua, cũng có phái vì lòng yêu nước thương giống nòi, có phái tham gia chính trị để bảo vệ sự tồn vong của môn phái mình, hoàn cảnh đó, môi trường đó làm cho đại chúng mất phương hướng...
- Trong những năm tháng này có vị chơn tu thế danh Đặng văn Sự vẫn âm thầm nhẫn nại tầm sư kiên trì học đạo với nhiều gian nan thử thách, cuối cùng vào năm Nhâm Tý- 1912 hồng duyên được sự dìu dắt khai tâm chứng truyền đạo pháp của đức Ông Đại Động Tà lơn -Huệ công Đồng húy danh Trần Liêm cùng sự trợ duyên của Đông phương Tổ sư (ông đạo khùng), Tây phương Tổ sư (Tây phương Lục cục chui hiệu là Cử đa- húy danh là ngài tổng Tâm miền tây nam bộ), Nam phương Tổ sư húy danh Ngô tự Lợi- nhánh Bửu sơn kỳ hương- giáo chủ Pháp môn Tứ Ân hiếu nghĩa có tổ đình lại Tôn tri Ba chúc), Bắc phương Tổ sư (Hỏa đầu sơn) và đức ông 6 núi Lớn- Huệ công Thông- Phạm kim Long (trợ duyên tại Phật động Huynh hổ).
- Cuối thu năm Quý sữu- 1913 thọ nhận Pháp danh Huệ Tâm Nhãn.
- Sau khi đắc thành chơn pháp, thuận theo Thiên thời, Địa lợi, Nhơn hòa, thừa lệnh chư Tổ-Thầy Tổ vào năm Ất mẹo-1915 từ biệt Đại động Tà lơn chơn sư Huệ Tâm Nhãn - Đặng văn Sự mang sứ mạng hạ sơn khai truyền chơn pháp, dẫn dắt đại chúng con đường tu tập mới vừa tròn việc nhà, vừa tròn việc đạo phù hợp trong giai đoạn này, trên tinh thần ẩn tu của 1 cư sĩ tại gia. Trên tinh thần Nhập thế để tu, để phổ cập đại chúng theo từng căn duyên, từng giới hạnh cụ thể.
- Với 1 nhà tranh đơn giản hòa cùng đại chúng xóm lao động gần bên bờ kênh, dần dà đến năm Canh Thân -1920 cải Gia lập thành ngôi Tự mang tên Chùa Đông sơn tại cảng Chánh Hưng- saigon lúc bấy giờ, nay là Quận 8- tp. Hồ chí Minh, với danh xưng đơn giản bình dị không cầu kỳ, nói lên phương thức tùy duyên để độ, đó là tinh thần Tam giáo quy nguyên, là 1 lối tu hòa nhập gần gũi cùng đại chúng như 1 gia đình.
- Là 1 pháp môn có danh xưng mà không phải là 1 tôn giáo thuần thúy, lấy nhơn nghĩa đời người làm mực thước, lấy tín ngưỡng dân gian làm giềng mối tôn thờ (Nhơn Đạo) vận chuyển công phu đã thông kinh mạch, tu luyện để hòa nhập và thấu hiểu sự huyền dịu của Trời đất (Tiên đạo) để từ đó dọn tâm làm bệ phóng, để nhìn xa hơn đi sâu hơn trên con đường tìm cái sai của bản thân để sửa, sám hối nghiệp căn để trả nợ mà mình đã vô tình, chưa thấu đáo đã gây ra kiếp này, kiếp trước, kiếp quá khứ xa. (Phật đạo).
Thành hình Tu Tam giáo : Nhơn đạo, Tiên đạo, Phật đạo.
- Chủ trương xưng danh chứ không xưng tướng, ẩn để tu học mà không tham gia chuyện chính trị, thị phi xã hội, nhưng bao dung đồng cảm, sẵn sàng đồng hành cùng những mãnh đời, những duyên phận không may cơ cực trên cỏi Ta bà này.
- Phật đường hay điện thờ tại gia thay cho chùa chiền tu viện, nghiệm lý thay cho triết lý, xây dựng nội tâm thay cho hình thức lễ nghi bó buộc rườm rà, hạn chế tối đa ban này bệ nọ để được trị, đòi trị.
Thành tâm mộ đạo niệm Di đà.
Phật pháp Linh phù độ chúng sinh.
- Chùa Đông sơn, đây là ngôi chùa duy nhất của dòng phái người Cư sĩ Di đà vô vi mượn sắc tướng trong những ngày đầu mở đạo khai tâm đại chúng và khi hoàn thành sứ mạng rồi cũng âm thầm cải Tự thành Gia trả về chốn cũ vốn nguyên gốc đã sẵn có ở cỏi Ta bà này, mặc cho Huynh đệ lưu luyến, mặc cho bao lớp thế hệ người cư sĩ nuối tiếc hồi tưởng, nhưng chắc 1 điều dù vòng đời xoay chuyển nhưng sẻ mãi lưu truyền nơi đây 1 thời như thế, sẻ mãi đi cùng lịch sử thăng trầm của đạo.
- Với hình ảnh trong mắt người đời là 1 ông Thầy Đạo sĩ (vì có lình phù để độ), là 1 người Cư sĩ tại gia (vì có cúng lạy Phật tại nhà theo tinh thần Bát chánh đạo) là 1 nhà Nho giáo (nơi giúp đỡ, gần gũi, nhân nghĩa việc đời khi cần) mở ngõ để tùy thuộc theo cảm nhận của từng đại chúng và họ nhìn sao, nghĩ gì cũng được mà không cần thanh minh đúng sai, cao thấp miễn đại chúng yên lòng tin tưởng là được, tạo cảm giác như nhà mình, để khi chông chênh, khi trái gió trở Trời là họ có chổ quay về nương tựa, đó là tôn chỉ, mục đích ban đầu khi khai đạo, cũng là tư tưởng rất khoa học đầy tính nhân văn xuyên suốt mà Ngài thực hiện, gởi gắm và tâm đắc. Sau này Ngài được tôn danh là đức Lục Tổ Huệ Tâm Nhãn (sơ Tổ -đời thứ nhất).
- Là ngôi chùa đầu tiên mang tên Đông sơn, nên cũng từ đó trong hệ thống pháp môn tất cả các Phật đường nếu có Pháp hiệu đều phải lấy chữ Đông làm gốc.( trong pháp hiệu tên chùa của đức Lục Tổ Huệ Tâm Nhãn là Đông sơn thì chữ Đông là Họ, là gốc đạo, chứ không phải chữ sơn, và chữ Sơn là duyên của người được thọ nhận.
- ví dụ như Đông sơn tự, Đông Linh thiên phước tự, Đông Linh an lạc tự, Đông Linh tự, Đông Đức tự, Đông Quang tự, Đông Ấn tự, Đông Hỹ tự...v..v....đây là sự lưu truyền di ngôn bất thành văn mà các thế hệ kế tiếp phải thống nhất thực hiện như mặc định, nhưng rất tiếc sau này có 1 số Huynh đệ của 1 vài hệ nhánh đã có sự nhầm lẫn, sự nhầm lẫn này thật sự tai hại vì nói lên sự không thông cội nguồn của chư Tổ, sai 1 ly đi 1 dặm khi lập chùa đã đặt pháp hiệu như Bắc sơn tự, Tây sơn tự hay Nam sơn tự, trong thâm tâm chắc nghĩ đơn giản có Đông thì có Tây, có Nam, có Bắc vì khi đặt pháp hiệu như vậy là mất đi cái gốc đạo, xa rời gốc đạo và không còn dính dáng đến cội nguồn của pháp môn người cư sĩ Di đà vô vi.
- Trước mặt tiền chùa Đông sơn có ghi 2 câu đối để tỏ chí hướng cho mục đích hoằng dương đạo pháp cũng như sự truyền thừa của đạo:
Đông đức quang minh thông tứ hải.
Sơn tài hiển đạt vĩnh tam Thiên.
- Cùng phổ cập đại chúng trong giai đoạn sau này có nhiều đạo pháp lớn lần lược ra đời như Phật giáo Cao đài thành lập năm Bính dần-1926, Phật giáo Hòa hảo khai sáng năm Kỷ mão- 1939, Giáo hội Tăng già khất sĩ Việt nam mở đạo năm Giáp thân- 1944.
- Bấy giờ xã hội bất ổn, phe này phái nọ, rất có nhiều nhánh, nhóm đạo nhân danh ra độ đời cứu thế, thật, giả lẫn lộn, đại chúng thì thấy bên ngoài để cảm nhận hơn là nội tâm, vì vậy đức Lục Tổ chủ trương cho thấy trước để cảm nhận, để chiêm nghiệm để phủ phục, nên về nhơn đạo thấy đại chúng nào khó khăn là Ngài ra tay giúp đỡ, khi vượt quá năng lực kinh tế thì bằng uy tín của mình Ngài kêu gọi chung quanh cùng giúp đỡ..cứ vậy rồi thời gian cứ đong đầy những nghĩa cử tốt đẹp in sâu vào lòng người, người phụ giúp (mạnh thường quân) cũng thấy được sự vô tư trong sáng mà giác ngộ để mở lòng cùng đồng loại, người nhận thì được qua cơn khốn khổ cảm nhận cái lòng bao dung của người cho, cái tâm Bồ tát của người hướng dẫn.
- Thu phục các Pháp bùa thư ngải yếm mà nói đạo lý Phật pháp thì như nước đổ lá sen mất bao nhiêu thời gian mới thấm được, nên cần phải dùng Phật pháp-Linh phù chứng minh và thắng thua là kết thúc 1 sự việc, 1 vấn đề cụ thể nhanh nhất, vì vậy bằng huyền dịu Linh phù để an trị để khẳng định sự mạnh yếu, khuất phục chịu hơn thua nhưng vẫn không làm cho người ta nhìn lại để quay đầu mà chỉ tạo thêm sự oán hận cùng sự nung nấu trả thù, nhưng bằng tấm lòng vị tha độ lượng bao dung của Ngài, người thua mà không thấy thua, người thắng mà không cho mình đã thắng, để họ thấy được bản chất bùa ngải dù cao siêu cũng chỉ nhất thời, cũng chỉ là điểm nhấn trang trí trong thế gian này, thấy Linh phù cũng chỉ là phương tiện trong cỏi vô thường này, sự đồng nhịp đó tạo cú húych ngỡ ngàng cho sự quay đầu của họ, bằng sự thực phục đó là tâm phục, khẩu phục để chấp nhận cúi đầu..
- Cứ thế tiếng lành đồn xa, những anh hùng hảo hán một thời ngang dọc kiêu hùng cũng lặn lội đến đây xin thử sức, rồi cũng phủ phục dưới chân Ngài xin được chứng độ.
- Rồi từ đó đại chúng và hảo hán, hay hạng ngang tàng hoặc bình dân cùng bình đẵng trước chánh điện mà chấp tay niệm Phật xin cải tà qui chánh, làm lành lánh dữ, ăn năn sám hối....
- Không 1 triết lý cao xa, không một giáo điều mênh mông để thuyết phục, không một tu viện, chùa chiền đúng nghĩa nhưng nơi đây đón nhận nhẹ nhàng như 1 nguời cha đón các con trở về mái ấm gia đình tuy lạ lẫm nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc từ bi thăng hoa rung động cả lòng người với đủ mọi thành phần mọi căn duyên và tùy duyên mà hoan hỉ dìu đắt.
- Trước chánh điện không truyền đạt những dịu lý cao xa mù mịt mà chỉ thức tỉnh lòng người với phương châm gieo nhân lành để gặt quả tốt...hành trì công phu lễ Phật theo 6 hướng để thuần khiết nhân tâm, sám hối những lỗi lầm vô minh đã vô tình gây ra trong quá khứ xa, quá khứ gần và trong hiện tại.
- Cứ thế theo thời gian khai mở 1 lớp cư sĩ ra độ đời, và khi chứng ban xuất sư thì 1 cư sĩ là 1 căn duyên, là 1 cành cây tỏa ra từ gốc chánh đạo để tíếp tục nối truyền chánh pháp trên nền căn duyên của mình đã thọ nhận.
Minh mẫn tinh thần đức Thích Ca
Sư truyền chánh giáo đạo Di Đà
Huệ đồng nhật nguyệt Châu Quang Phật
Tâm tựa Già lam Bửu phạm Ba
Nhãn nhìn công nhiệm công đức thắng
Đạo cao năng lượng kiếp tăng già
Vô cùng huyền diệu Quang Tự Tại
Vi diệu huyền cơ Tổ Đạt Ma
(Lời kệ của đức Lục Tổ Huệ Tâm Nhãn).
* LAN TỎA ĐỂ HOẰNG DƯƠNG ĐẠO PHÁP:
- Theo cùng thời gian xét thấy đã đến lúc chín muồi cần mở mang nền tảng Phật đạo chuyên tu, thực tu để tu học, để tìm cho mình 1 con đường giải thoát, hạn chế dựa vào Linh phù vì đó cũng chỉ là phương tiện làm cứu cánh trên bước đường tu học để dưỡng tâm và rất cần dưỡng tâm để nhiếp tâm mới chính là chìa khóa nhiệm mầu để đi sâu vào từ bi để nhẹ nhàng buông bỏ mọi cám dỗ đời thường, sự cám dỗ này tuy nhẹ nhàng nhưng là ghềnh thác nguy hiểm mà con thuyền đạo đức mấy ai lèo lái vượt qua để được chứng đắc trong cỏi thế gian này.!!!
- Sau khi yên ổn chùa Đông sơn tại cảng Chánh hưng saigon, Lục Tổ Huệ Tâm Nhãn đi hành đạo, hóa duyên tìm nơi đất lành để làm kế lâu dài hội tụ cho con cháu về tịnh dưỡng và Huỳnh hổ Động núi kỳ vân trong dãy núi Minh đạm thuộc Bà rịa vũng tàu là nơi đủ điều kiện để Ngài chọn.
- Huỳnh Hổ Động sơ khởi dựa chủ yếu vào các hang động thiên nhiên hoang sơ để cư trú và tu hành với hình thức thờ cúng theo Tín ngưỡng dân gian và giao cho Tổ Huệ minh Thiện- Từ kim Luông trông coi gìn giữ, sau khi Tổ Huệ minh Thiện an nhiên liễu đạo giao lại cho cụ ông Đồng văn Cứ là người Long Điền vừa tham gia cách mạng vừa có điều kiện lui tới nhang khói phù hợp với thời cuộc, gìn giữ cho kế lâu dài theo sự tiên tri của đức Lục Tổ để sau này có nơi con cháu về hội tụ mà tu học, rồi thời gian sau cụ ông Đồng văn Cứ cũng tử nạn tại khu vực Huỳnh Hổ Động, trong giai đoạn này do chiến tranh khốc liệt nên huynh đệ về tịnh dưỡng đi lại rất khó khăn, chủ yếu là những người tham gia cách mạng hoạt động lui tới làm cơ sở và gìn giữ, cho đến năm Ất mão- 1975 người con gái của Tổ Huệ minh Thiện là bà Từ Thị Hai, mẹ của chú Đặng thanh Hùng- 2 châu- Huệ minh Chơn Long hải xin phép địa phương về tu bổ đơn sơ lại trên nền hang động có sẵn để thờ tự cúng lạy, từ những mái tranh đơn giản thành hình dần cho đến này nay, Huynh đệ bắt đầu từ từ về lại nơi này hành đạo tịnh dưỡng ngày 1 đông ứng với lời tiên tri dặn dò của đức Lục Tổ Huệ Tâm Nhãn, sau 1 thời gian giao về cho Tổ Huệ minh Phất trụ trì tu bổ thêm và Tổ Huệ minh Phất giao sư ông 6 Huệ minh Hoàng- Trần văn Thắng là người quản lý trực tiếp nơi đây và giai đoạn này trật tự đi vào nề níêp cứng rắn như kỷ luật sắt, đâu ra đó khi cư sĩ về đây phải đặt giới hạnh lên hàng đầu trước khi nói cao xa về sự nhiệm mầu Phật pháp.
- Năm Ất sửu -1985 sau khi bị tai nạn đi lại khó khăn, xét bản thân có thể sẻ làm chậm sự trùng tu, sửa chữa giữ gìn và phát triển Huỳnh hổ động, nên sư ông 6 Huệ minh Hoàng –Trần văn Thắng ủy quyền cho sư ông 7 Huệ minh Đắc- Trần văn Đá toàn quyền quản lý trùng tu sửa chữa các hạng mục tu bổ tại Huỳnh Hổ động.
- Khi biết mình chuẩn bị về bên chư Tổ, năm Giáp thân -2004 sư ông 6 giao hẳn cho sư ông 7 Huệ minh Đắc- Trần văn Đá thực sự trở thành trụ trì Hùynh Hổ Động mọi sự diễn ra trong sự nhẹ nhàng từ bi của người cư sĩ Di đà vô vi, dù rằng đây đó vẫn còn rãi rác những hạt sạn thô trên nền thềm đạo pháp.
- Việc sư ông 6 Huệ minh Hòang giao lại sự quản lý, quyền trụ trì gìn giữ Huỳnh hổ Động cho sư ông 7 Huệ minh Đắc khi còn tại thế, đây cũng là 1 tấm gương vô cùng trong sáng, đạo pháp là con đường chư Tổ đã vạch từ tấm lòng từ bi dành cho đại chúng, Huỳnh hổ là nơi hội tụ Huynh đệ về tịnh dưỡng tu học chung mà không phải của riêng cá nhân, của riêng dòng họ để truyền lưu cho con cháu dòng họ đời thường, mà chỉ truyền thừa cho Huynh đệ con cháu trong đạo đủ duyên xứng đáng để tiếp tục hoằng dương đạo pháp.
- Sự truyền giao này cũng là lời khẳng định để con cháu sau này nhìn lại mà đi cho đúng, đừng vì 1 chút háo danh, sự nhìn nhận hẹp hòi để nhân danh con ông này, cháu ông nọ mà làm hoen ố cái tư tưởng trong sáng của chư Tổ.
- Cái việc truyền thừa của sư ông 6 Huệ minh Hoàng, là 1 điểm son trong đạo pháp, là nhân cách sáng ngời mà không phải thời đại nào, dòng phái cũng làm được, là 1 tấm gương bồ tát cần nhân rộng cho hàng con cháu biết, để cảm nhận và nhìn nhận mà học hỏi, làm hành trang trên con đường tu học.
- Sự chấp chánh của sư ông 7 rất hiền từ, dựa vào duyên để độ, những buổi ban đầu cũng có nhiều sóng gió, lòng người cũng bất nhất, những vết hằn cũng đã từng làm xót đau trong tâm hồn của người Cư sĩ Di đà vô vi chân chính, cũng từng có nhiều giai thoại dỡ khóc dỡ cười đến độ ngỡ ngàng... rồi tất cả cũng qua đi trước sự bao dung luôn mở rộng vòng tay chào đón Huynh đệ trở về bằng cái tâm bồ đề của sư ông 7 Trần văn Đá- Huệ minh Đắc.
- Chính thời điểm này, sau nhiều thế hệ truyền thừa phải mất khoảng 60 năm con cháu 1 số hệ nhánh mới thực sự quay về Huỳnh hổ động xin chứng ban sắc lệnh thống nhất để tu học.
- Năm Kỷ sửu- 2009 xét thấy vì tuổi già sức yếu sư ông 7 Huệ minh Đắc nhẹ nhàng giao cho sư 5 Gáo Phạm hữu Phước- Huệ minh Nhơn là đệ tử của Ngài và sư 3 Phạm văn Đe- Huệ minh Hùng là đệ tử của sư ông 6 Huệ minh Hoàng cùng hổ trợ nhau để quản lý Huỳnh hổ động với mong muốn được hanh thông đạo pháp, thuận lối cùng việc đời..
- Năm Bính Thân- 2016 cư sĩ Huệ minh Tâm- Võ thanh Xuân, Huệ minh Sơn-Phạm văn Thanh (Quang) chính thức phụ giúp mọi công việc tại Phật động Huỳnh Hổ dưới sự quản lý điều hành trực tiếp của cư sĩ Huệ minh Nhơn- Phạm hữu Phước cùng sự trợ giúp của Ban Phật sự Huỳnh Hổ.
- Thời điểm này Huỳnh hổ Động về địa giới hành chánh trực thuộc thị trấn Phước Hải, huyện đất đỏ- Bà rịa vũng tàu.
Để thích nghi và hòa nhập với môi trường tốt đạo đẹp đời, được sự chuẩn y của trụ trì Huỳnh hổ Động, Ban Phật sự Huỳnh hổ được thành lập giúp trụ trì trong công tác đối ngoại giao tế với địa phương, cùng phối hợp nội bộ định hướng trong công tác trùng tu, sửa chữa xây dựng mới tại Huỳnh Hổ, danh xưng Phật động Huỳnh hổ thay cho Huỳnh hổ động cũng bắt đầu từ đó khi được Trụ trì Phật động Huỳnh Hổ phê duyệt, để hòa nhập cùng xã hội, trên tinh thần là bắt nhịp để hòa nhập chứ không hòa tan, vẫn giữ nét riêng biệt, là tôn chỉ, là nét đặc trưng xuyên suốt của người cư sĩ Di đà vô vi từ lúc khai đạo cho đến ngày hôm nay và sẻ mãi mãi.
* MỞ RỘNG PHƯƠNG PHÁP TU:
- Thuận theo duyên cơ, vâng lời của chư Tổ, muốn đạo Pháp trường tồn mọi việc phải nhìn căn duyên, từ căn duyên để xoay chuyển mà không theo vai vế quyết định, nên Lục Tổ Huệ Tâm Nhãn giao sứ mạng này cho người đệ tử nhỏ là Minh sư Huệ minh Phất cầu nguyện xin ơn trên, chư Tổ chứng minh chứng ban để mở rộng tầm cao tu học với pháp danh đạo: khai vương tịnh độ -Thập phương tam thế Phật- Di đà vô vi, với danh xưng Cư sĩ Di đà vô vi thực hành theo thập phương tam thế (10 phương 3 cỏi) thông qua chơn truyền chánh pháp Di đà (nghi thức công phu, đây cũng gọi là Thần chú Di đà vô vi) nghi thức này được minh sư Huệ minh Mầu-Nguyễn bá Phuớc ở Phan thiết hệ thống lại những ngày đầu phổ cập thành 1 tập Kinh chơn truyền đánh máy tờ rời từng trang bấm kim, lưu truyền miền trung và tại saigon khi được sư Tổ Huệ minh Phất cho phép từ ngày đó.
Năm Quý tị- 2013 được trụ trì Huỳnh hổ Huệ minh Đắc- Trần văn Đá chuẩn y và sư ông 3 Huệ minh Trực-Nguyễn thành Xuân saigon thay mặt huynh đệ mọi miền đồng thuận phê duyệt giao cho Ban Phật sự thực hiện sắp xếp theo tài liệu chung trong Huynh đệ để thành hình kinh chơn truyền của Đạo được thống nhất và duy nhất phát hành để phổ cập trong toàn Huynh đệ.
- với mục đich khẳng định rõ ràng hơn:
Tam giáo Quy nguyên: (Tam giáo đạo)
‘Làm tròn nhân nghĩa đời người theo tinh thần của Nhơn đạo.
‘Chiêm nghiệm trong sự huyền dịu nhiệm mầu của Đất Trời theo tinh thần của Tiên đạo.
‘An nhiên, tự tại tịnh dưỡng tu học để giải thoát theo tinh thần của Phật đạo.
- với Tôn chỉ xuyên suốt:
‘Ẩn để Tu học.
‘Dựa vào gia đình làm nền tảng để tu học.
‘Xây dựng gia đình sum họp hạnh phúc, hòa nhập cùng xã hội, tự làm ăn để nuôi sống bản thân.
‘Tự Học, tự Tu thông qua phương thức truyền thừa Thượng Sư chứng- Hạ Sư truyền.
‘Vun bồi Tín ngưỡng dân gian chân chính..
‘Đề cao tinh thần thờ phụng Tổ Tiên làm giềng mối, đưa Tam giáo vào đời sống hàng ngày tu học, và phổ cập đại chúng tu tập.
- Với hình thức sắc tướng giản dị
An cư tọa lạc:
‘Tư gia là Phật đường, là Chánh điện thay cho chùa, tu viện tại thế, dành cho giới Cư sĩ Di đà vô vi tại gia tu học.
‘Động, Điện, Am, Chùa, Tịnh thất, Cốc tại núi non là nơi dành cho giới Cư sĩ Di đà vô vi tạm thoát ly gia đình tu học tập trung do tự phát tâm.
Cũng là nơi Huynh đệ về tịnh dưỡng.
-Y phục đại diện:
‘Áo màu vàng khi công phu hành lễ.
‘Áo màu Nâu, Lam sinh hoạt khi về núi.
‘Tại thế hòa cùng đại chúng bình đẳng.
- Với Giáo lý :
‘Lấy Tôn chỉ, mục đich của đạo làm lý đạo để thực hành thông qua chứng nghiệm Trí-Huệ-Duyên, mà không cần giáo điều thuyết pháp, triết lý phức tạp.
‘Tự Giác, tự Quản, tự Tu mà không cần Ban này Ban nọ để đòi trị, để trị sự nhau, lễ nghi giản dị nhưng trang nghiêm, tránh bó buộc rườm rà.
‘Đơn giản hóa về hình thức để gầy dựng chính về nội Tâm, nuôi dưỡng nội Tâm để khai Trí Huệ.
‘Tin ở Căn duyên, Nhân Quả.
‘Chống mê tín dị đoan, tà mị vọng tưởng.
- Với Phương thức tu tập:
Công phu Lễ bái:
‘Lạy để sám hối, để dưỡng sinh, để nhiếp tâm.
‘Khẩn nguyện theo sở nguyện, theo lập nguyện.
‘Niệm Phật chứ không tụng Kinh, Kệ mà chỉ xem Kinh, Kệ để chiêm nghiệm, chứng nghiệm lý đạo.
Khai Chuông (không dùng mõ):
‘Nhờ tha lực chuyển lời khẩn nguyện đến Thập phương tam thế Phật, đến các chư Thiên, Bồ tát.
Giới hạnh:
‘Chuyên tâm tu học, hoan hỉ giữ Giới cư sĩ Di đà vô vi, vun bồi tánh Phật, tâm Bồ tát, hạnh chư Tổ.
Tịnh dưỡng:
‘Mở khai Trí Huệ, an tâm để an lạc.
‘Phản quang tự chiếu bản thân.
‘Tiếp nhận điễn quang của quý chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần.
Thâu luyện âm dương:
‘Giúp tích tụ năng lượng bản thân chống tà khí
‘cân bằng âm dương hài hòa khi tu tập.
Trì chú:
‘Chú của Thiên Tiên, Phật đạo.
‘Tiếp nhận tầng số vô hình vô vi.
- Với danh xưng, Tôn danh:
Danh xưng:
‘Cư sĩ Di Đà vô vi tại gia.
(khác với Cư sĩ tại gia)
Tôn danh:
‘Cư sĩ, Minh sư, Minh sư Phật đạo.
- Với tinh thần hóa độ:
‘Trí –Huệ -Duyên
‘Phổ cập tất cả chúng sanh
‘Không phân biệt căn duyên Tà, Chánh.
(vì bản chất sơ khởi không có Chánh, Tà).
- Với Tâm đắc của Thầy Tổ:
- Tùy theo căn duyên hạnh ngộ của mỗi người,
nếu Hữu duyên sẻ là:
‘là tình Thầy trò.
‘là tình Huynh đệ.
‘là tình đồng môn.
‘là tình thân chủ, thân hữu, đại chúng...
- Tuy mở ra thêm đường lối mới để tu học nhưng vẫn thuận theo từng căn duyên các đệ tử của Lục Tổ mà hành đạo.
* KẾ THỪA:
- Trong thế giới Ta bà này phải theo luật vô thường nên đức Lục Tổ trước khi an tịch, vào năm Kỷ sửu- 1949 Ngài tu bổ lại chùa Đông sơn cho khang trang hơn trước khi Ngài hoàn thành sứ mạng về bên chư Tổ.
- Ngài chọn và giao lại ấn tín chơn truyền ( ấn Phật Gia bảo) cho Tổ Huệ minh Phất kế thế và truyền dạy ngừơi về Ta lơn xin ấn chứng sắc mạng để về độ cho Huynh đệ trong thời kỳ mới để tu học, sau này con cháu tôn danh là đức Lục 5 minh sư Phật đạo Huệ minh Phất.
- Khi Ngài mất vào ngày 23 tháng 10 năm Tân mão- 1951, lòng người cũng bắt đầu giao động, không phục nhau cũng vì cái Tôi hơn thua chưa dứt bỏ nên phát sinh ra nhiều hệ lụy cho Pháp môn.
- Quy luật ở thế gian là vậy, thời nào, đời nào cũng vậy mà nhìn xa hơn như thời của Tổ Huệ Năng cũng ngậm ngùi nhận y bát xuôi Nam.
- Nghe, nhìn để thấy mà an tâm mà vững vàng trên con đường tu học, vì suy cho cùng vẫn mang danh là tu học nhưng đã học được gì, sửa được bao nhiêu khi lòng người còn đang ngổn ngang hơn thua, tà tâm còn xâm chiếm còn nhiều cám dỗ.
- Từ đó vốn 1 gốc cây tỏa ra nhiều nhánh, nhưng có nhánh dài nhánh ngắn nhánh cao nhánh thấp và như vết dầu loang khắp mọi miền để duyên nào gặp nhau duyên đó rồi có nhánh theo sự cách tân để thích nghi thời đại, có nhánh bảo thủ theo niếp cũ lối mòn, có nhánh đi theo con đường mới để cố vượt qua vòng xoáy vô thường, có nhánh mượn danh đạo nhưng trở về am điện ngũ hành căn xưa để theo danh lợi đời thường, rồi cứ thế vận hành đa dạng muôn màu trên lớp áo của người Cư sĩ.
- Thế gian bắt đầu xuất hiện những hình ảnh mà đại chúng bắt gặp 1 vị cư sĩ tại gia hoặc 1 ông đạo sĩ cúng bệnh, hoặc 1 ông thầy bùa có nghề hái ra tiền hoặc 1 xác đồng cô cậu am miếu ban lộc cho tín chủ hoặc 1 nhà bói toán tử vi chuyên nghiệp hoặc 1 công dân bình thường thờ Phật. Có điều dù lối hành đạo nào, nhưng ai cũng nói mình tu Phật, tu thật,2 nhận mình đi theo đúng con đường chánh pháp của Thầy dạy Tổ ban...
- Từ ngày đức Lục 5 Huệ minh Phất chấp chánh cuối năm Tân mão- 1951và Phật đường vẫn mang pháp hiệu có tính kế thừa là Phật đường Đông sơn tự và pháp môn cũng tự thành hình nhiều nhánh riêng mặc nhiên để hành đạo theo căn duyên của từng cư sĩ, huynh đệ phục nhánh nào thì về theo nhánh đó cùng trợ duyên nhau..và nổi bật cũng chỉ 3 đường lối để hành đạo:
1- Theo lối cũ công phu lễ Phật 6 hướng, chuyên về bên Tiên đạo xử dụng Linh phù pha lẫn cái gốc bùa ngãi có sẵn. Hành đạo theo phương thức cúng lạy Phật tại Phật đường hoặc điện thờ tại nhà gọi đó là tu.
2- Theo đường lối mới bổ sung Thập phương tam thế Phật để đi sâu thêm về Phật đạo nhưng vẫn giữ niếp cũ dựa Linh phù là cốt cán trong phương châm hành đạo, đi khắp nơi gọi là đi Ta bà độ đời hoặc ở tại nhà cúng bệnh chuyên nghiệp khi thân chủ cần, những cư sĩ này phần đông có thời gian rảnh cùng kinh phí tương đối ổn nên về núi nhiều với mong thâu luyện âm dương cho mạnh lực.
3- vẫn thực hành đường lối thập phương tam thế Phật nhưng Tu theo nền tảng nghiệm lý Phật pháp, giữ gìn nhân nghĩa, giới hạnh mà hạn chế tu luyện Linh phù làm cốt cáng để độ, cúng bệnh...
- Lúc bấy giờ trong hàng đệ tử của Lục Tổ Huệ Tâm Nhãn có 1 số nhánh nổi bật dắt dìu đại chúng đông tuy có khác cách hành đạo theo tư tưởng từng cư sĩ thọ nhận, nhưng vẫn có sự hòa hợp hổ trợ nhau và vẫn không đối đầu tinh thần tôn chỉ, mục đích của Đạo:
- nhánh Lục 5 Huệ minh Phất- Trần văn Lợi saigon cùng nhánh Tổ Huệ minh Thiện- Từ kim Luông Long hải.
- nhánh Tổ Huệ minh Huyền- Đổ bá Dư Bàn cờ saigon cùng nhánh Tổ Huệ minh Tâm - Lê văn Cẩm Long Hải.
- nhánh sư ông 3 Lục Lục Đào văn Hạo ở gò công Đông Tiền giang (Lục tự Di đà)
- nhánh chuyên về gồng thư bùa ngải Linh phù như Tổ Huệ minh Cơ- Hứa lâm văn Mực Quận 8,
- nhánh ông 3 sư Tổ ở cầu bông saigon chuyên về cúng bệnh, tướng số..v.v và rất nhiều vị nữa tự tu thân khép kín.
- Trong Đạo pháp vẫn vận hành, vẫn đụng chạm bằng mặt chứ không bằng lòng, cũng dè chừng, hàng chư sư ở trên cao thì trầm tư nghiệm lý nhưng bên dưới thì cũng không tránh khỏi ồn ào, nhìn qua nhìn lại...tư tưởng hơn thua cao thấp cũng ít nhiều ươm mầm từ đó để rồi sự từ bi bao dung lại là thứ yếu....chấp nhận trong tỉnh lặng để tu tập để sửa mình là những đợt sóng ngầm như dao cắt phải mất nhiều năm, nhiều thế hệ mới tỉnh lại mà quay về 1 mối Đạo như mục đích cao cả ban đầu của Lục Tổ Huệ Tâm Nhãn.
* LƯU TRUYỀN:
- Ngày mùng 9 tháng giêng năm canh Thìn- 2000 đức Lục 5 Huê minh Phất - Trần văn Lợi người chấp chính thọ nhận ấn truyền Gia bảo an nhiên liểu đạo, 1 lần nữa sóng gió lại nổi lên trên bầu trời của đạo bởi lòng người sau bao năm tu học còn chưa tỉnh giấc mộng, tâm chưa lắng được, vẫn tham sân si, ái ố hỉ nộ, cứ vẫn kiêu hùng cho mình là giỏi là xứng đáng thọ nhận, đúng tầm vai này vế nọ để thọ nhận ấn lệnh chơn truyền...rồi dần dần thời gian trôi qua trong tỉnh lặng khi tâm thức lắng lại để mỗi cư sĩ tự nhìn lại mình, soi rọi chính mình mà chọn cho mình 1 lối suy nghĩ đẹp của người tu, bao dung trên con đường tu học của người cư sĩ Di đà vô vi.
- Duyên cơ thẩm thấu, Lục 5 Huệ minh Phất đã sắp xếp đâu vào đó từ những ngày cách đó 3 năm về trước và lâu hơn nữa mà hàng cư chúng mấy ai tỏ ngộ, mấy ai hiểu cho nổi lòng trăn trở của người chấp chính, tất cả vì cái chung của đạo pháp chứ không hẹp hòi trong hệ nhánh của mình.
- Đầu tiên Lục 5 Huệ minh Phất chứng cấp 1 bộ mẫu sắc lệnh trước đó nhiều năm và chứng sao y 1 mẫu ấn Phật gia bảo cấp cho sư ông 6 Huệ minh Hoàng- Trần văn Thắng long hải lưu giữ và giao nhiệm vụ tiếp tục quản lý Huỳnh hổ động với di ngôn kế tiếp cho sư ông 7 Huệ minh Đắc- Trần văn Đá thọ lãnh gìn giữ.
- Vào năm Đinh sửu- 1997 Lục 5 gọi minh sư Huệ minh Ngộ- Bạch thu An ở Nhơn lý Qui nhơn Bình định về Phật đường Đông sơn Tự saigon Quận 3 thọ nhận ấn Phật Gia bảo khai đạo nguyên gốc về miền trung giữ gìn gốc đạo và hoằng dương đạo pháp.
- Trước Bề trên, chư Tổ, Thầy Tổ với lời dặn của lục 5 Huệ minh Phất thiêng liêng sâu sắc: mỗi thế hệ đi qua truyền giao lại được cho thế hệ kế tiếp thực hành chơn pháp chánh pháp là trách nhiệm chân chính của người đệ tử trước chư Tổ, Thầy Tổ là bổn phận thiêng liêng của người cư sĩ Di đà vô vi được hồng ân thọ nhận...Pháp môn của Đạo, chơn truyền chánh pháp của chư Tổ có đồng hành phổ cập cho đại chúng cùng năm tháng, để chung vai gánh vát độ đời, dìu dắt nhơn sinh, cứu người tật bệnh, giúp kẻ hiểm nghèo- tất cả làm được hay không đều nhờ sự kế truyền và nối tiếp của thế hệ hôm nay, ngày mai.
- Cũng như chứng cấp cho 1 bộ sắc mẫu năm Bính dần- 1986 về Qui nhơn Bình định lưu giữ thực hành và ban cho Pháp hiệu của Phật đường Nhơn lý Quy nhơn là Đông Đức Tự.
- Vào năm Bính tuất- 2006 trước khi thâu thần liễu đạo về bên chư Tổ, Thầy 2 An- Huệ minh Ngộ đã truyền giao ấn Phật gia bảo nguyên gốc cho sư Huệ minh Đãnh- Bạch trường Linh thọ nhận với lời tâm đắc gởi gắm: người cư sĩ chân chính thọ nhận hồng ân chư Tổ phải là người tự giác ngộ được mình, giác ngộ được đại chúng, muốn giác ngộ được mình, đại chúng thì phải đánh thức sự mê lầm của mình của đại chúng, đừng vì 1 chút danh lợi mà ru ngủ bản thân mình và đại chúng trong sự mê tín dị đoan, trong sự ma mị hảo huyền, mà quên đi sứ mạng thiêng liêng của người cư sĩ, là có tội với Trời, Phật, có tội với chư Tổ, Thầy Tổ, có lỗi với đại chúng với bản thân mình.
- Trong giai đoạn năm Mậu dần- 1998- 1999 Lục 5 giao ấn chứng sắc mạng cho sư ông 7 Trần văn Đá- Huệ minh Đắc kế thừa hành đạo với lời dặn hết sức mộc mạc chân tình: Làm được gì cho Đạo, cho Huynh đệ thì ráng làm, không hơn thua suy nghĩ thiệt hơn và hãy làm bằng cả tấm lòng vô tư trong sáng của người cư sĩ Di đà vô vi.
- Sau khi Lục 5 Huệ minh Phất liễu đạo năm Canh thìn- 2000 sư ông 7 Huệ minh Đắc thay mặt Thầy Tổ chứng cấp sắc lệnh cho Huynh đệ tu học từ đó.
- Người giúp sức cho sư ông 7 Huệ minh Đắc viết sắc lệnh cho Huynh đệ trong giai đoạn này là sư 2 Thụ- Lê văn Thọ- Huệ minh Chánh. cho đến ngày liễu đạo và 1 số huynh viết sắc riêng cho nhánh mình như Long Hải có cư sĩ võ văn Niên, Phan Thiết, cam ranh, Bình định, khi vẻ sắc xong đều mang về sư ông 7 Huệ minh Đắc, trên nguyên tắc Thầy cấp cho trò và đại diện chư Tổ Thầy Tổ thị chứng là sư ông 7 Huệ minh Đắc.(Tinh Thần Thượng sư chứng, Hạ sư truyền).
- Sau khi sư 2 Thụ- Huệ minh Chánh liễu đạo vào ngày mùng 9 tháng 3 năm Bính Thân -2016, người đệ tử của sư 2 Thụ là cư sĩ Phạm văn Thanh- Huệ minh Sơn tiếp tục kế thừa viết sắc mạng , cùng sự tham gia viết sắc của cư sỉ Trần văn Toàn- Huệ minh Đạo .
- về mẫu sắc thì lớp sắc cuối Thập nhị mẫu 5 ông Tổ thì mẫu này sư ông 6 Trần văn Thắng -Huệ minh Hoàng có lưu giữ và sau đó sư ông 6 truyền thừa giao lại cho cư sĩ Lê văn Thọ -Huệ minh Chánh ( cư sĩ 2 Thụ)mẫu này có đối chiếu tại saigon cùng sư ông 3 Huệ minh Trực và sư ông út Huệ minh Tâm cũng như mẫu lưu của cư sĩ Huệ minh Phương- Ngô thành Hà là có thực tế, riêng sư ông 7 Trần văn Đá -Huệ minh Đắc thì không có lưu giữ mẫu này. nên không có lưu truyền cho đời sau.(thông qua đoạn video của chú Quang quay và phát tán cho huynh đệ biết).
- Trong các mẫu sắc chứng truyền cho Huynh đệ tại saigon, miền tây nam bộ, Long Hải, Phan thiết, cam ranh, Quy nhơn, Đà nẵng...v.v.. thiếu 1 mẫu sắc thượng thừa ngang 0,8m cao 2,5m mà Lục 5 Huệ minh Phất được thọ nhận, trong những ngày gần về bên chư Tổ nhân dịp tết cổ truyền năm Mậu dần- 1998 Ngài đem ra treo tại Phật đường để cúng lạy và được Cư sĩ Trịnh Long Vân- Huệ minh Tâm saigon xin chép nháp lại trên giấy để làm tư liệu lưu giữ, mãi đến tháng chạp năm Nhâm thìn (15-01-2013) sau gần 16 năm cất giữ chợt tỉnh ngộ khi biết mình sức yếu và sợ thất truyền nên cư sĩ Trịnh Long Vân giao lại cho Sư ông 3 Nguyễn thành Xuân- Huệ minh Trực có sự chứng kiến của sư ông út Ngô hồng Hiệp saigon và sư ông 3 Huệ minh Trực đã giao lại bản nháp cho cư sĩ Huệ minh Phương- Ngô thành Hà chấp bút bố trí theo tỉ lệ cho phù hợp mẫu sắc lệnh để lưu giữ lưu truyền (bản nháp này còn đang lưu giữ tại Phật đường Đông Quang Tự- Gò vấp, saigon). Cũng trong dịp này cư sĩ Trịnh Long Vân đưa ra tấm hình chụp lại ấn Phật Gia bảo và nhờ sự uy tín rộng rãi trong phần đạo của sư ông 3 Huệ minh Trực saigon tìm kiếm hiện đang Ấn ngự nơi nào mà từ khi Lục 5 Huệ minh Phất liễu đạo đến nay không nghe, không thấy về ấn gốc của Đạo, đây là điều mà cư sĩ Trịnh Long Vân trăn trở nhất và âm thầm kiếm tìm vì từ khi Lục 5 bệnh đến lúc liễu đạo Cư sĩ Trịnh Long Vân (đệ tử của Lục 5 Huệ minh Phất) là người kề cận trong suốt thời gian này nên không thể thất lạc được...và điều trăn trở suốt 16 năm ấy đã được giải đáp và cư sĩ Trịnh long Vân mãn nguyện khi biết ấn Gốc Phật Gia bảo đang an ngự tại Phật đường Đông Đức Tự- Qui nhơn do cư sĩ Huệ minh Đãnh- Bạch Trường Linh được truyền thừa và đang thực hành chơn pháp, nên mong muốn trước khi nhắm mắt về bên chư Tổ xin được 1 lần về Qui nhơn ngắm nhìn lại ấn gốc Gia bảo mà 1 thời ông từng hy vọng, 1 thời ông được Lục 5 giao cho lau dọn, gìn giữ mỗi khi đón tết cổ truyền, nhưng rất tiếc mong muốn này chưa có dịp thực hiện thì ông đã về cỏi vĩnh hằng ngày 18 tháng chạp năm Đinh Dậu -2017, sau đó 1 thời gian người sư đệ của ông là sư ông út Ngô hồng Hiệp -Huệ minh Tâm thay mặt Huynh đệ saigon có về Phật đường Đông Đức Tự- Nhơn Lý, Qui nhơn, Bình định để chứng thực, chiêm ngưỡng ấn gốc Gia bảo của Đạo.
- Năm Quý tị- 2013 xét thấy điều kiện chín muồi cần nhân rộng sao ấn Gia bảo để cấp chứng huynh đệ hoắng dương đạo pháp, minh sư Huệ minh Trực- saigon cầu nguyện xin chư Tổ, Thầy Tổ hoan hỉ chứng ban để mở mang đạo pháp, nương nhờ vào mẫu ấn đức minh sư Huệ minh Hoàng-Long hải để tạo tác, sau đợt này thành hình 8 mẫu ấn sao Gia bảo và cư sĩ có duyên thọ nhận để hoằng dương đạo pháp. Ngoài ra từ ấn gốc Gia bảo minh sư Huệ minh Đãnh cũng tạo tác sao y cấp chứng cho Huệ minh Phương cùng 1 số Huynh đệ trong hệ nhánh Thầy Huệ minh Ngộ- Bạch thu An Quy nhơn.
cũng kể từ đây Ấn gốc của Đạo không còn truyền thừa nguyên Gốc duy nhất mà truyền thừa sao cấp.
âu cũng là duyên, và tùy duyên mà độ trong thời loạn Pháp.
- Riêng ấn Ngọc hoàng lúc còn sinh thời Lục 5 Huệ minh Phất đã chứng ban rộng rãi và chứng truyền Thầy nào thì chứng sao cho trò đó khi xuất sư hành đạo như là ấn tín chung của người cư sĩ Di đà vô vi khi được ban sư mà không truyền ấn nguyên Gốc.
- Ngoài ra còn có 4 mẫu ấn Thập phương khác nhau tượng trưng cho Đông Tây Nam Bắc trợ duyên các hệ nhánh từ đời Tổ Huệ minh Phất ban cho.
- Mẫu ấn Thập phương đầu tiên là cấp cho Đức minh sư Huệ minh Mầu- Phan thiết hành đạo (cùng lúc 2 mẫu ấn giống nhau, 1 ấn trấn ngự tại Phật đường, 1 ấn mang đi Ta bà gieo duyên, cho đến năm Nhâm ngọ- 2002 khi sư ông 2- Huệ minh Mầu liễu đạo, ấn vẫn an ngự tại phật đường Đông Linh thiên phước Tự- Tp.Phan thiết 1 thời gian và sau đó đến năm Kỷ sữu- 2009 ấn được giao cho sư Huệ minh Long- Lê tấn Định thọ nhận giữ gìn và cũng từ đó nhân rộng mẫu ấn sao cho huynh đệ hệ nhánh hành đạo chứng độ cho con cháu trong phần đạo.
- Mẫu ấn Thập phương thứ 2 cấp cho đức Thầy 2 An Huệ minh Ngộ quy nhơn vào năm kỷ tị- 1989 và trước khi liễu đạo năm Nhâm ngọ- 2002 Thầy 2 An chuyển ấn vào Tp. Hồ chí Minh giao cho đệ tử Huệ minh Phuơng giữ gìn với lời dặn: con đường chúng ta đang tu học, đây là 1 pháp môn là 1 gia môn lớn hết sức bình dân giản dị chứ không định hướng là 1 tôn giáo nên không cần phải có tu viện, chùa chiền rộng lớn, không cần có triết lý, lễ nghi bó buộc rườm rà để đòi tri và trị nhau, chúng ta có cái đầu bao dung, có cái tim nhân ái, đó là chùa chiền là tu viện, và Phật đường là nơi sửa tâm để tu học và triết học của chúng ta là lòng từ bi vị tha, nhân nghĩa, đức hạnh cùng sự tử tế với nhau.
- Năm Bính tuất- 2006 khi Thầy 2 An liễu đạo ấn Phật thập phương được cung kính chuyển về Phật đường Đông Đức Tự-Nhơn Lý, Quy nhơn an ngự để Huynh trưỡng Huệ minh Đãnh thay mặt Thầy chứng độ cho huynh đệ con cháu trong hệ nhánh.
- Mẫu ấn Thập phương thứ 3 là mẫu lưu sẵn và sư ông út Ngô hồng Hiệp- Huệ minh Tâm hữu duyên thọ nhận để hành đạo, và đầu năm Canh tý- 2020 sư ông út Hiệp xét thấy thuận duyên để hoằng dương đạo pháp nên chứng truyền cho sư Huệ minh Trung- Trần tiến Dũng Quy nhơn kế thừa phổ cập chứng độ cho huynh đệ con cháu trong phần hệ nhánh với lời truyền ngôn trực tiếp: thời kỳ mạt pháp rất cần phương tiện làm cứu cánh để hổ trợ trong việc dưỡng tâm, và 1 khi tâm đã lắng, đã định thì mỗi cư sĩ là 1 hành giả rất thuyết phục cùng đại chúng.
- Mẫu ấn Thập phương thứ 4 là mẫu còn đang lưu giữ hiện an ngự tại Phật đường sư ông 3 Nguyễn thành Xuân- Huệ minh Trực saigon chờ Hành giả đủ duyên để thọ nhận hành đạo.
- Trong quá trình phổ cập để trợ duyên cho chư sư khi hành đạo gieo duyên độ đời cúng bệnh, chứng độ cho thân chủ còn có ấn Ngũ Lôi (cữu thiên) và ấn Thiên Địa Nhơn, 2 mẫu này cũng không truyền thừa ấn Gốc..
- Cũng như có thêm các ấn Thầy chứng truyền cho đệ tử từng nhánh riêng như Tâm ấn Minh sư, ấn lệnh Phật đường, v.v....
- Sau khi đức Lục Tổ Huệ Tâm Nhãn Liễu đạo các hàng đệ tử của Ngài cũng xin cho hệ nhánh mình các ấn lệnh riêng như:
- Nhánh Lục tự Di đà của sư ông 3 pháp danh sư Lục Lục -Đào văn Hạo Gò công Đông xin vô vi ban ấn lệnh và sau này sư ông 3 không giao truyền cho đệ tử mà truyền thừa cho hàng điệt là Minh sư Huệ Giác Minh- võ văn Sáo (sư ông 6 Đạt saigon- đời thứ 4) nhận lãnh trước khi ông 3 sư Lục Lục liễu đạo vào ngày 22 tháng 5 năm Giáp dần-1974.
- Nhánh sư Tổ Huệ minh Huyền- Nguyễn bá Dư saigon sau khi liễu đạo ngày 14 tháng 7 năm Giáp Dần- 1974 cũng đã truyền giao cho đệ tử Huệ cẩm Thanh- Nguyễn thị Út Quận 4, vào năm Quý mùi- 2003 sư bà Huệ cẩm Thanh liểu đạo truyền thừa cho Huệ nghĩa Thành Quận 9 tp.Hồ chí Minh.(đang bổ sung tư liệu)
- Nhánh tổ Huệ minh Tâm- Lê văn Cẩm long hải an nhiên liễu đạo năm Giáp thân- 2004 giao cho Huệ minh Chơn-Đặng thanh Hùng (2 Châu- đời thứ 3).
- (Đang đối chiếu và bổ sung thêm tư liệu.)
Nguyện xưa có đức để đời nay
Gặp đặng Minh sư rất đổi may
Giáo hóa siêu phàm lòng đẹp đẻ
Truyền bày nhập thánh dạ mừng thay
Cầu thần khiến quỷ càng mầu nhiệm
Thỉnh Phật cầu Tiên- thật giỏi thay
Ba đạo dồi mài thông hiểu thấu
Về nơi tịnh độ lẹ như bay
(Kệ tu của đức Lục Tổ )
- Giờ đây tại Tp. Hồ chí Minh từ khi Lục 5 Huệ minh Phất liễu đạo, một thời hoàng kim từng được tự hào có duyên sống gần Gốc, tại Gốc và thậm chí còn nhân danh đệ tử chính thống Thầy Tổ để chỉnh sửa, để thuyết giảng cho con cháu mọi miền….. để rồi những người con, người cháu xa xôi ở tận miền Bắc, miền Trung, miền Tây có Tâm đạo tìm về cội nguồn rồi phải ngẩn ngơ đứng ngã 3 đường với lòng đau thắt để không biết phải đi đâu về đâu ?
- Rồi khi đến ngày kỷ niệm, Giỗ kỵ không còn tập trung như ngày xưa nữa, nhen nhún từng nhóm theo mối quan hệ hơn là cái chung họp mặt trong phần đạo đức, trong đó có nhiều lý do, nhưng cái chính là không có nơi hội tụ, xứng tầm gắn liền bước thăng trầm của Đạo và chưa nối kết thành một dòng chảy thống nhất mà Thầy Tổ cả đời đã xả thân mong đợi và uỷ thác cho thế hệ sau.
- Đây là sự thật, phải nhìn nhận sự thật dù sự thật có đau lòng như muối xát và phải mạnh dạn đối diện với sự thật- để nhìn lại mình- nhìn lại người- để lòng vô ngã, vô tư, để tự chọn cho mình một suy nghĩ, một hướng đi thực sự đúng nghĩa vì sự trường tồn của Đạo Pháp, mà bỏ bớt cái Tôi, cái nhỏ nhen, cái ích kỷ, cái danh lợi đời thường, để cùng chung tay góp sức đưa Đạo pháp qua hồi chuyển xoay dông tố. Rất hy vọng và hy vọng rằng một ngày không xa sẽ có bậc chơn Sư gánh vát trách nhiệm thiêng liêng này để đưa Đạo pháp thống nhất nhân tâm hoằng dương đại chúng.
Ngày 21 tháng giêng năm Nhâm Dần 2022, sư ông 7 Huệ minh Đắc -Trần văn Đá an nhiên thâu Thần Liễu đạo, Ấn gốc vẫn lưu tại Phật đường tư gia và được cư sĩ Huệ minh Đạo- Trần văn Tròn gìn giữ và tạm thay mặt đóng ấn trên sắc mạng cho Huynh đệ.
rồi lại 1 lần nữa sóng gió của hệ nhánh Long hải cũng đang ngấm ngầm trong âm ỉ , khi lòng người nhân danh mình là cư sĩ mà không rốt ráo, vẫn còn nặng nề không chịu phục nhau , dù có giấy ủy quyền của sư ông 7 để lại truyền thừa.
mặc cho vòng xoay chuyển, những Huynh đệ trong phần Đạo vẫn thản nhiên về Huỳnh Hổ tu tập, coi đó là 1 phần thử thách trong tu tập, coi đó cũng là duyên nghiệp mỗi người, Nhân nào Quả đó.
Đúng như lời Thầy căn dặn, nơi nào có Danh - Lộc là nơi đó có tranh giành để chiếm hữu, dù biết rằng Ngôn không thuận mà Danh cũng không chánh, không ngoại trừ nơi đó là đâu, là Đời hay Đạo.
* NHỮNG BƯỚC NGOẶC CHIÊM NGHIỆM SONG HÀNH
1/- Đầu thế kỷ 20 vẻ lại bản đồ Phật giáo miền nam Việt nam có sự tu tập của người cư sĩ tại gia đó là pháp môn:
Khai vương tịnh độ
Thập phương tam thế Phật
Di đà vô vi
Hiện diện để tu học dìu dắt phổ cập đại chúng tu học trên con đường tam giáo quy nguyên.
2/- tháng 10 năm Tân mão- 1951 khi Lục Tổ Huệ tâm Nhãn an nhiên về bên chư Tổ, có những thay đổi lớn trong pháp môn, mặc nhiên tự chia nhau theo hệ nhánh riêng để tu học như những dòng chảy nhỏ đặc trưng căn duyên vùng miền lan tỏa hoằng dương đạo pháp. Nhưng vẫn không đối đầu nhau, tôn trọng nhau trên tinh thần " đồng đạo chứ không đồng tâm ".
Dựa Gia đình làm nền tảng, xưng Tôn Tín ngưỡng Dân gian làm hình tướng.
3/- tháng giêng năm Canh thìn- 2000 khi Lục 5 Huệ minh Phất an nhiên thâu thần liễu đạo, sóng gió lại nổi lên, lòng người bất nhất, những hạt sạn thô lại xuất hiện vung vẫy trên nền thềm đạo đức trong 1 giai đoạn nhứt thời, rồi phải mất 1 thời gian dài mới tỉnh lặng lại nhưng để lại vết hằn xấu xí trong lòng cư sĩ.
Lục 5 Huệ minh Phất Truyền thừa ấn Gốc của Đạo cho đời thứ 3:
-Cư sĩ thọ nhận ấn Gốc chứng sắc mạng là cư sĩ Huệ minh Đắc- Trần văn Đá. Long Hải, Long Điền, Bà rịa vũng tàu.
-Cư sĩ thọ nhận ấn Gốc Gia Bảo khai đạo là cư sĩ Huệ minh Ngộ- Bạch thu An. Nhơn Lý, Quy nhơn, Bình định.
4/- năm Canh Dần - 2010 khi đạo đời được hanh thông, lòng người bắt đầu hòa nhịp để nhìn lại mình với cái nhìn chân- thiện -mỹ, và phải mất 60 năm kể từ ngày ấy, các dòng chảy của nhiều hệ nhánh mới trở về Phật động Hùynh hổ hòa nhập vào dòng chảy sâu rộng nhiệm mầu của đạo vô vi.
5/- Năm Nhâm thìn - 2012 lần đầu tiên Pháp môn chính thức thành lập Ban Phật sự Huỳnh hổ để phụ giúp Trụ trì thực hiện Phật sự nội bộ, công tác đối ngoại giao tế công tác xã hội cùng địa phương nơi Phật động Huỳnh Hổ an ngự, là thành viên mặt trận thị trấn Phước hải để Huỳnh Hổ an trụ mà hoằng dương đạo pháp, tham gia công tác xã hội tại địa phương (chủ yếu là công tác tự nguyện đóng góp từ thiện phụ cùng chính quyền địa phương giúp đỡ chia sẻ những mãnh đời đang gặp khó khăn, tham gia phong trào tại địa phương như đóng góp Quỹ phòng chống cháy rừng, Quỹ phòng thiên tai lũ lụt..v.v... đúng với tinh thần của Đạo, lời dạy của chư Tổ, môi trường xã hội và tuân thủ pháp luật ).
6/-Năm Nhâm Dần- 2022 khi Trụ trì Huỳnh Hổ Huệ minh Đắc- Trần văn Đá liễu đạo, mặc dù chưa rõ nét nhưng vẫn có những cơn sóng Tà tâm nội bộ âm ỉ rồi cũng phải chấp nhận tạm lắng bằng tấm bùa hộ mạng Hữu vi, danh chánh đó là Giấy Ủy Quyền của sư Ông 7 Huệ minh Đắc - Trần văn Đá truyền thừa lại khi được công bố giao cho Minh sư Huệ minh Nhơn- Phạm hữu Phước nhận chức trụ trì tại Phật động Huỳnh Hổ và giải quyết mọi công việc của Đạo,
Ấn Gốc chứng sắc mạng cho Huynh đệ sư ông 7 Huệ minh Đắc vẫn không công bố giao cho ai truyền thừa mà lưu tại Phật đường Tư gia và được Cư sĩ Huệ minh Đạo- Trần văn Toàn vừa là đệ tử vừa là con ruột tạm thời thay mặt đóng Ấn trên sắc mạng của Huynh đệ.
7/ Rồi vài năm sau thời gian cứ trôi qua, nhưng lòng người không chịu an lạc để lo tu tập mà cứ âm ỉ, tự làm theo cảm xúc, tự cho mình có Quyền trong ảo mộng con ông cháu cha và cứ thế đẩy cách xa nhau, dù đó là tình đồng môn Huynh đệ, dù đó là đêm nào cũng quỳ gối sám hối , rồi ly nước cũng có ngày, cũng có ngày tràn, rồi không lo tu dưỡng, lộng Thần làm những việc vô thức, vô Tổ chức, Quên đi lời Thầy dặn, cứ thế trợt dài trong vô minh....rồi cứ thế tốt xấu đan xen nhau trong thời loạn Pháp này.
8- Sau vài năm khi sư ông 7 Huệ minh Đắc Liễu đạo , Ấn vẫn tùy tiện đóng trên sắc mạng cấp cho huynh đệ từ nhiều nguồn vẻ, như của cư sĩ Huệ minh Đạo-Trần văn Toàn, cư sĩ Huệ minh Sơn- Phạm văn Thanh (chú Quang) và 1 số Huynh đệ khác... mà không thông qua Thầy của cư sĩ được cấp , đây là việc tạo tiền lệ xấu vướt cấp không thông qua Thầy trực tiếp chứng minh., không thông qua đại diện cho Đạo thị chứng, rồi ai vẻ sắc được là viết vô tội vạ, cấp tràn lan , làm mất đi sự thiêng liêng của sắc mạng mà chư Tổ lưu truyền.
Trong thời gian này sư ông 3 Huệ minh Trực -Nguyễn Thành Xuân cũng nhân danh trưởng lão, thay mặt Thầy Tổ tạc ấn sao chứng sắc cấp cho các hệ nhánh đủ sức đủ Lực đủ Tầm để Thay mặt Thầy Tổ cấp chứng sắc mạng cho hệ nhánh của mình theo tinh thần Thượng sư chứng, Hạ sư truyền nhằm đáp ứng sự mở rộng của Đạo mà hoằng dương Đạo pháp Di Đà vô vi.
9- Kể từ đây Ấn gốc chứng sắc mạng không còn truyền thừa nguyên bản gốc mà cấp chứng bản sao mở rộng như ấn Gia bảo.
kể từ đây trong lịch sử Đạo ghi nhận và lưu truyền rằng 2 vị cư sĩ: minh sư Huệ minh Đắc -Trần văn Đá tại Long Hải Long Điền và minh sư Huệ minh Ngộ- Bạch thu An tại Nhơn Lý Quy nhơn là cư sĩ cuối cùng được truyền thừa nhận ấn Gốc Đạo duy nhất.
10- Đầu năm Giáp Thìn 2024 để chấn hưng đi vào nề niếp có trật tự trong khuôn khổ chư Tổ lưu truyền , Ban Phật sư thống nhất nội dung và giao cư sĩ Huệ minh Phương-Ngô thành Hà đại diện cho Ban Phật sự triệu tập cuộc họp gặp mặt tại Long Hải với đầy đủ chức sắc có trách nhiệm cao nhất của Đạo và cuộc họp kết thúc với nội dung được tất cả đồng thuận lập thành biên bản và thực hiện cách phát hành cấp sắc theo tinh thần Thầy nào trò đó , lập lại kỷ cương giềng mồi chánh pháp của chư Tổ, Thầy Tổ lưu truyền.
* THỰC TRẠNG TRÊN CON ĐƯỜNG TU HỌC ĐẦU THẾ KỶ 21:
......Từ khi đức Lục 5 Huệ minh Phất và hàng huynh đệ của Ngài liễu đạo, lớp truyền thừa mỗi hệ nhánh sau này gần như tự tu theo hệ nhánh riêng của Thầy Tổ mình với Di ngôn lưu truyền tam sao thất bản...và Phật động Huỳnh hổ là nơi duy nhất dù đồng đạo nhưng mấy Huynh đệ đồng tâm, nhưng vẫn hội tụ mọi nhánh mọi miền về đây công phu tịnh dưỡng và tuyệt đối giữ được là nơi này được bình yên đúng nghĩa là nơi để tu tập, không lợi dụng kích động, bị kích động làm mất an ninh xã hội. Thấm nhuần được tinh thần muốn thành người cư sĩ chân chính, trước hết phải là một công dân tốt, chấp hành và thượng tôn Pháp luật.
Thích nghi cùng thời đại để phổ cập và tu tập cũng biến tướng theo từng cấp độ qua từng suy nghĩ của mỗi cư sĩ thọ nhận trong giai đoạn Loạn Pháp của thời kỳ mạt Pháp:
1- có cư sĩ cúng lạy rất siêng năng trong chánh điện, khoe mình cúng lạy 2 , 3 thời 1 ngày và thậm chí vận chuyển tứ thời và họ được bao vây cái tâm không đụng chạm để thấu hiểu trong 4 vách tường kín của Phật đường cho mình đã đắc ngộ, nên vọng tưởng kiêu căng, vừa ra khỏi cửa chánh điện khi mắt thấy không vừa ý là tâm động ngay và thể hiện cái đúng, cái oai nghi của mình và cái TÔI tà lại trổi dậy.
2- Có cư sĩ không chịu học ý pháp lý đạo và khi nghe Huynh đệ nói lại cho là ngoại đạo, cái gì cũng dựa vào vô vi, cái gì cũng hỏi Bề trên, cái gì cũng xin ông độ phần, lâu ngày thành ra vọng tưởng chỉ biết dựa dẫm, dần dà đi đến sự tà tâm, mất sự chánh pháp của Đạo.
3- có cư sĩ chỉ dựa vào linh phù làm nòng cốt và ra sức luyện cho đầy đủ thần lực lâu ngày không cân bằng âm dương sinh ra dư ứ tẩu hỏa, nóng nảy mất đi sự từ bi, không làm chủ được bản thân mình, khi thấy mình yếu thế thì bằng mọi cách dựa vào thế giới Bùa chú Tà thần.
4- có cư sĩ ráng sức công phu cúng lạy mỗi ngày càng nhiều thời, thì càng cho là tốt, trong khi cố sức vượt tầm sức khỏe đi đến chổ bạc nhược tản thần, mất lực khí bản thân, đi đến chổ mất phương hướng.
5- có cư sĩ đi theo lối mòn nghe kể lại, rồi lòng ham về núi là cố đi tìm cảnh này cảnh nọ, để mong gặp chư vị phần âm độ trong khi không chịu cảnh tỉnh để chiêm nghiệm để tự độ mình.
6- có cư sĩ sáng nào cũng về núi xin tiếp nhận điễn vô vi trong vòng 30 phút, 1 giờ rồi xuống núi trong tư thế ngạo nghễ, cho mình đã lĩnh hội được sự tiếp nhận điễn quang của Bề trên.
- có cư sĩ không lo dưỡng tâm, đụng chuyện là sân si không giữ tâm trạng, phát ngôn theo kiểu chở búa, khi hạ hỏa giựt mình thì sợ (chứ không hối lỗi) vào phật đường hoặc chạy về núi lo hì hục sám hối để yên lòng và cứ thế cái vòng lẫn quẩn vô minh đeo bám.
- có cư sĩ không thông lý pháp, Thầy vừa liểu đạo trong lòng đã bất an lo chạy tìm Huynh đệ khác tôn làm Thầy để được độ, được chỉ dẫn để nhận thêm oai lực.
- có cư sĩ háo danh mượn râu hùm nhác khỉ, mượn vai vế con ông lớn này đệ tử ông lớn kia để khoe để bịp, để những huynh đệ non yếu bản lĩnh vòng tay cuối đầu đãnh lễ, nghiệp lại chồng nghiệp.
- có cư sĩ không chịu chung tay góp sức cho Huỳnh hổ, chia sẻ những mãnh đời bất hạnh nhưng huynh đệ khác làm là đố kị, phê phán chê bai, muốn cái Tôi của mình trên Huynh đệ.
- có cư sĩ đóng cửa tự tu theo thân phận mình, như 1 đạo sĩ ẩn dật, thể hiện phong cách bên ngoài mờ mờ ảo ảo, mang dấp dáng mê tín dị đoan.
- có cư sĩ đi theo con đường Phật đạo mê nghiên cứu kinh điển và gặp huynh đệ là thuyết pháp mênh mông trong khi cội nguồn Thầy Tổ không chịu tìm tòi.
- có cư sĩ ngày đêm miệt mài trùng tu sửa chữa phụng sự cho Huỳnh hổ với mong muốn ngày 1 khang trang hơn cho huynh đệ về có nơi an dưỡng.
-có nhiều cư sĩ không quan tâm nhiều đến chung quanh, không hơn thua cái đạt đỉnh mà một lòng lo tu tập, tự sửa bản thân trên nền tảng truyền thừa.
- có cư sĩ nghiên cứu đối nội, đối ngoại tham gia công tác xã hội để phù hợp và thích nghi với môi trường hiện tại cho sự vững bền lâu dài Phật động Huỳnh hổ. vì muốn Tu học tốt, trước hết phải làm một công dân tốt, vì mình là cư sĩ Di Đà vô vi tại gia .
- và còn, còn rất nhiều hạnh tu khác.......
Vẻ lại bức tranh gần với thực tế để dễ nhìn mà suy ngẫm, Dù có đau nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận đã và đang xảy ra, chứ không hề phê phán đúng sai, mà trong đạo pháp không có từ sai đúng, mà chỉ cảm nhận để nhìn nhận và suy cho cùng những hạnh tu cũng chỉ thể hiện từ bản chất căn duyên tập sửa, đang sửa, ráng sửa và sửa mãi cho đến khi nào hoàn mãn như điều mà đức Lục Tổ đã liệu trước khi hạ sơn mở con đường cho đại chúng đi... để không bỏ sót 1 căn duyên nào ở cỏi vô thường này...
Nam mô A Di Đà Phật.
Quy nhơn vào Đông tại Phật đường Đông Đức Tự.
nhân ngày giỗ Tổ Huệ Tâm Nhãn năm Canh tý -2020.
Người trong Huynh đệ.
===========================
Mọi góp ý, giúp đỡ thông tin thêm về tư liệu xin vui lòng vào trang mục vấn đáp hoặc Zalo 0903 855 007. Xin cảm ơn.