TAM THANH
Đó là 3 vị đại đệ tử ưu tú nổi bật nhất của đức Hồng Quân Lão Tổ được tôn xưng là Tam Thanh
a- Thái Thanh
b- Ngọc Thanh.
c- Thượng Thanh.
a-Thái Thanh
Tôn hiệu đầy đủ:
THÁI THANH-ĐẠO ĐỨC THIÊN TÔN-THÁI THƯỢNG LÃO QUÂN.
là bậc lãnh tụ tối cao, là Tổ sư đạo giáo, thông thường Thái thượng Lão quân được đồng nhất với Lão tử, tuy nhiên trong đạo giáo thì Lão tử chỉ là hóa thân khi giáng trần của đức Thái thượng Lão quân.
công việc của Ngài là Chưởng quan nhân giáo,nắm giữ rạo trời, đảm đương về đạo đức, lễ nghĩa, tu luyện bào chế linh đơn thần được, thường cởi con trâu màu xanh, Ngài thuộc hàng Thiên tiên tối cao nhất có trước Trời đất và vũ trụ, trường sanh bất tử, thống trị thiên địa càn khôn.
b- Ngọc Thanh
Tôn hiệu đầy đủ:
NGỌC THANH-THÁNH CẢNH CẢNH- NGUYÊN THỦY THIÊN TÔN.
là lãnh tụ của Xiển giáo, tôn chỉ, đạo hạnh rất nghiêm ngặt, thường chọn lọc đệ tử rất kỷ lưởng, phải là người có phẩm chất trong sáng, có cốt cách, căn nguyên đạo hạnh thì mới thu nạp...
Học trò của Ngài có 13 vị tiêu biểu như sau:
1- Quảng Thành Tử, ở động Đào nguyên, núi Cữu Hoa.
2- Hoàng Long chân nhân, ở động Ma Cô, núi Nhọ Tiên.
3- Thái Ất chân nhân, ở động Kim Quang, núi Càn Nguyên.
4- Văn Thù Quảng Pháp thiên tôn, ở động Vân Tiêu, núi Ngũ Long.
(sau tu Phật đạo đắc thành Văn Thù Bồ tát)
5- Từ Hàng đạo nhân, ở động Lạc Già, núi Phổ Đà.
6- Đạo Hành thiên tôn, ở động Ngọc Ốc, núi Kim Đình.
7- Xích Tinh Tử, ở động Vân Tiêu, núi Thái Hoa.
8- Cù Lưu Tôn, ở động Phi Vân, núi Giáp Long.
9- Linh Bảo đại pháp sư, ở động Nguyên Dương, núi Không Động.
10- Phổ Hiền đạo nhân, ở động Bạch Hạc, núi Cửu Cung.
( sau tu Phật đạo đắc thành Phổ Hiền Bồ tát).
11- Ngọc Đỉnh chân nhân, ở động Kim Hà, núi Ngọc Tuyền.
12- Thanh Hư đạo đức chân nhân, ở động Tử Dương, núi Thanh Phong.
13- Khương Tử Nha.
Riêng người học trò thứ 13 là Khương Tử Nha không đắc đạo thành Tiên, mà phải xuống trần gian tham gia mở hội phong Thần.
c- Thượng Thanh
Tôn hiệu đầy đủ:
THÔNG THIÊN GIÁO CHỦ-THƯỢNG THANH-LINH BẢO THIÊN TÔN.
là lãnh tụ đứng đầu Triệt giáo, tu đạo ở cung Bích Du.
Ngài coi vạn vật chúng sanh đều bình đẳng như nhau, bất kỳ ai cũng có quyền tiếp cận với Đạo để nghiên cứu, học tập và tu luyện, vì vậy Ngài chấp nhận thu nạp và truyền thụ cho tất cả mọi loài vạn vật, không phân biệt thiện ác, miễn có lòng tu học là được. Vì vậy số lượng học trò rất đông, hầu hết là loài vật, cây cối, ngọc đá... thành ra một đội quân cũng khá ô hợp và đâu đó vẫn quen theo bản ngã sau khi đắc thành, cũng như kết quả thì cũng hiếm sự thành đạt, quay về với chánh đạo. Dù so phải ghi nhận đây là tư tưởng từ bi mà chúng ta phải nghiên mình kính phục.
---------------------------------------
***Cùng huynh đệ đồng đạo không được kết hôn..?
Đúng như vậy, vì trong lối tu của người Cư sĩ Di Đà vô vi có 1 phần cụ thể về Nhơn đạo, nên khi nhập môn thì không những là đồng đạo và coi nhau như huynh đệ cùng Họ là một nhà ruột thịt nên việc kết hôn là trái với đạo lý.
Chỉ khi cùng là vợ chồng trước khi nhập môn hoặc người vào đạo trước, người chưa vào đạo.
-------------------------------------------------------
***Khai phần nhập môn đưa về Phật động Huỳnh hổ..?
Khi khai phần phải về Phật đường của Thầy để thực hiện các thủ tục, không đưa về Huỳnh hổ.
Thượng sư chứng, Hạ sư truyền là thông điệp đặc trưng, tôn chỉ của hệ phái trên tinh thần Tam giáo mà các chư Tổ lưu truyền cho hôm qua, cho hôm nay, cho lớp kế thừa ngày mai.
Phật đường tại gia là nền tảng cho tu học của mỗi Cư sĩ Di đà vô vi.
Đó là nơi cầu đạo đầu tiên và duy nhất, còn tất cả nhân duyên, cơ duyên gặp các chư sư trong phần đạo sau khi khai phần đó được gọi là cầu Pháp, cầu pháp là 1 Hồng duyên để được trợ duyên, để được mở mang thêm kiến thức, để bồi đắp thêm lý đạo và giác ngộ trong quá trình tu học
Mọi sự khoe khoan đưa về Huỳnh hổ để khai phần nhập môn là đi ngược lại tôn chỉ, mục đích tư tưởng của người khai sáng. và đâu đó trong cuộc sống vẫn còn để lại những câu chuyện buồn đầy trắc trách như khoe bản lĩnh Khai phần nhập môn ngay trên xe đò theo kiểu mì ăn liền, đưa về các núi để khai mở cho linh thiêng.
Đừng vì một chút háo danh, tà vọng, mà làm mất đi tính Chánh pháp thiêng liêng, sự huyền bí của núi rừng Phật động Huỳnh hổ.
Phật động Huỳnh hổ là cái nôi của cội nguồn Đạo pháp, là nơi quy tụ huynh đệ mọi miền, duy nhất dành cho huynh đệ trong phần đạo về tu tập, tịnh dưỡng, cũng là dịp lớp nhỏ được quý bậc tiền bối chứng đạo khai tâm, trợ duyên...
Hoan hỉ chào đón khách thập phương về đây chiêm ngưỡng, hướng đến nhận thức là cúng bái Phật trời, chứ đừng để hiểu lầm nơi đây là am cốt, để cầu tài, cầu lợi, cầu danh, mê tín dị đoan...vì vậy việc cúng bệnh cho thân chủ, thì cũng nên cúng tại Phật đường riêng của vị Thầy đó, không nên lợi dụng sự giúp đỡ về tâm linh, hay nhận sự nhiệm mầu hơn mà đưa về Huỳnh hổ cúng bệnh.
Mọi hành động này chứng tỏ ông Thầy suy nghĩ chưa thông suốt lý đạo, yếu về bản lĩnh, non về tay nghề mà đã vội vã ra làm Thầy cho ngang tầm cùng huynh đệ, để khoác lác, để khoe cùng huynh đệ...để rồi đạo pháp thêm một vết nhơ trong hành trình phổ cập đại chúng, vì đã sinh ra một manh sư cứ lẫn quẩn u mê trên con đường tu học như thuở ban đầu chưa nhập môn.
Xin đừng nhân danh ra độ đời mà làm mất đi sự chánh pháp của đạo, làm mất sự uy nghi, chánh pháp của Phật động Huỳnh Hổ.