NGHĨ GÌ VỀ THÁNG 7  ?

Người ta thường nói tháng 7 là tháng cô hồn ..?

( trích trong tư liệu bản thảo Vấn đáp khai thị- 1.

Người trong Huynh đệ.)

...Khi nhận định về câu hỏi trên đúng hay không, thì trước hết xem người trả lời đang thiên về trường phái, tín ngưỡng nào..!

Đối với đạo Phật thì tháng 7 là tháng công đức, phước đức.

Vì sao? Vì khi tháng 7 đến mọi người đều cùng nhau bố thí, cúng dường, phóng sinh và làm rất nhiều việc công đức, phước đức để hồi hướng cho Ông Bà, Cha Mẹ quá vãng nhiều đời được vãng sinh lạc quốc.

Ông Bà, Cha Mẹ hiện thời được phúc thọ. 

Đây là mùa vu lan báo hiếu.

Tháng 7 còn là tháng tu học. Bởi dù người xuất gia hay tại gia đều siêng năng lễ Phật, tụng kinh, cầu nguyện trong dịp này.

Tháng 7 là tháng an lành vì thế mọi người đừng sợ ma, quỷ - cô hồn. 

Bởi “ nhất thiết duy tâm tạo” tức là mọi việc tốt hay xấu đều do tâm ta mà ra.

Với tín niệm, tín ngưỡng dân gian, người ta sẽ làm lễ cúng xá tội vong nhân để cầu siêu cho những cô hồn không nơi nương tựa, thể hiện lòng vị tha của người còn sống đối với những người đã khuất, dẫu cho những lỗi lầm họ gây ra khi còn sống.

Theo quan niệm phong tục dân gian rằng tháng “cô hồn” là tháng của ma quỷ, không đem lại may mắn nên kiêng việc cưới hỏi, mua sắm, khai trương, đi xa. 

Mọi người truyền tai nhau những điều cấm kị trong tháng “cô hồn”, qua nhiều đời dần trở thành phong tục tập quán riêng từng vùng.

Người đời tin rằng tháng 7 cúng cô hồn càng có nhiều người giật đồ cúng thì càng may mắn.

Dưới góc độ khoa học nghiên cứu lý học Đông Phương cũng cho biết, tháng này tránh động thổ xây nhà mới, bởi khi đào đất động thổ sẽ làm tăng cường thêm âm khí vốn đang rất mạnh lên mảnh đất.

“Sự mất cân bằng âm dương sẽ làm cho con người bị ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần chứ không hề liên quan tới ma quỷ hay vong hồn. 

Do vậy, tất cả các việc khác như mua bán, giao dịch hoặc đang xây dựng thì chúng ta hoàn toàn có thể tiến hành bình thường. Những điều kiêng cữ chỉ miễn sao cho có sự cân bằng âm dương là được”.

Ở phương diện văn hóa học, các chuyên gia cũng cho biết, một số điều kiêng kỵ là không có căn cứ, một số còn lại là những lời truyền miệng xuất phát từ những đặc điểm thời tiết của tháng 7.

Tháng 7 là tháng mưa nhiều không thuận tiện cho việc tổ chức cưới hỏi, khởi công xây dựng. Vì mưa nhiều nên việc bơi lội, phơi đồ ở ngoài cũng dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến đau ốm.

Đồ cúng để ngoài trời nguội lạnh khi ăn cũng không tốt cho sức khỏe. Việc kiêng chụp ảnh là do thời xưa chưa có máy ảnh, người dân chỉ đi tìm người vẽ chân dung khi chuẩn bị qua đời cần ảnh để bày lên bàn thờ.

Đối với người cư sĩ Di đà vô vi trong quá trình tu học đã đúc kết và thực thi phổ cập đại chúng trên nền TRÍ- HUỆ- DUYÊN để cân bằng giữa niềm tin đạo , sự tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán địa phương cho hài hòa với khoa học chọn lọc theo xu thế chung thời đại.