HUỆ MINH HUYỀN
Đức sư Tổ Minh sư HUỆ MINH HUYỀN
Là Tổ đời thứ 2
Thế danh Nguyễn Bá Dư
(Họ và tên thống nhất ghi đúng theo thông tin trên tấm bia tại phần mộ của Ngài an táng tại đất nhà tư nhân của thân chủ thuộc khu vực chợ Bà Hoa Tân Bình ,Tp. Hồ chí Minh do cư sĩ 7 Hớn ở Dĩ an, Bình Dương lục tìm ra ngôi mộ năm 2022 mà trước đây ghi là họ Đổ.
Tục gọi Thầy Tư Bàn cờ saigon.
Sinh năm 1905 Ất Tị
Liễu đạo ngày 14 tháng 7 năm Giáp Dần (31/08/1974).
Là người Việt gốc Hoa sinh ra tại Bến tre.
Mang phong cách thổ nhưỡng người miền Tây nam bộ sùng tín, bộc trực phóng khoáng và hào hiệp, kết giao đủ thành phần với tôn chỉ tín nghĩa mà không phân biệt ý thức hệ, tín ngưỡng, xuất thân cao thấp.
Thời trai trẻ như một lãng tử đầu đội Trời, chân đạp Đất ngang dọc đó đây, để lại dấu chân khắp nam kỳ lục tỉnh lấn ra tận các vùng duyên hải miền trung, lưu bao nhiêu nghĩa tình trong lòng người, nhưng cũng không tránh khỏi ân oán đời thường.
Rất sùng tín nên bước đường phiêu bạc lúc hòa mình với phố xá đông đúc, lúc trèo non tìm diện kiến bậc ẩn tu, gặp các pháp môn, hội ngộ nhiều trường phái, rồi cũng dừng chân học hỏi chứng nghiệm thực hành viên mãn, có danh với đời, có tiếng tăm tại vùng đất saigon- chợ lớn nhưng vẫn không làm cho Ngài tâm đắc toại nguyện.
Sau khi chứng nghiệm mắt thấy tai nghe cùng hòa nhiều cung bậc cảm xúc đời người, nghiêm túc tự nhìn lại bản thân... Ngài bắt đầu vở lẻ sự chông chênh trong cỏi vô thường này, bước chân lãng tử cũng bắt đầu dừng lại, tìm sự yên tỉnh tâm hồn để nghiền ngẫm đời người từ đâu ta đến, đến để làm gì, rồi mai này đi đâu về đâu trong cỏi hư vô mênh mông, tìm đâu ra lời giải khi qui luật của tạo hóa sanh lão bệnh tử trong kiếp nhân sinh này.
Vốn có lòng từ bi, có duyên với Phật pháp nên khi tâm lắng dịu Ngài tự thiền hành tỉnh tọa và cũng bắt đầu ngộ ra là tất cả những hào nhoáng, danh vọng đời người chỉ là giả tạm, sự giác ngộ ấy không cho phép ngồi chờ mà phải bắt đầu từ sự sửa mình, chỉ có tự sửa mình, sửa từ nội tâm để cuộc sống gắn liền Chân- Thiện- Nhẫn như 1 sự thanh lọc cái xấu bồi dưỡng cái tốt theo tinh thần dân gian Nhân Quả đời người.
Sau khi trải nghiệm cùng cuộc sống Ngài nhẹ lòng cầu nguyện mong ơn trên chỉ lối đưa đường cho gặp chơn sư để cầu đạo, bình tâm mong chờ nhưng không nóng vội, không mê mị, không mê tín dị đoan, chờ Duyên đầy thì nở nên Ngài không đắn đo khi hữu duyên hạnh ngộ Đức Lục Tổ Huệ Tâm Nhãn như tâm hạn gặp mưa bồ đề, Ngài dốc chí tu học miệt mài, bỏ sau lưng những danh vọng cám dỗ đời thường.
Ngài là 1 trong những long trượng đầu đàn của đức Lục tổ Huệ Tâm Nhãn.
Cùng nương theo đạo pháp, Ngài thắt chặt tâm đồng cùng người huynh đệ đồng môn Long hải Huệ minh Tâm-Lê văn Cẩm tu học không ngại khó khăn gian khổ, một lòng một dạ, nghiền ngẫm đưa LÝ, SỰ đạo pháp song hành.
Từ đó con đường tu học của Ngài hanh thông như dòng suối mát đong đầy lan toả cùng thời gian với hàng con cháu khắp nơi về hội tụ và truyền thừa qua nhiều thế hệ thành hình 1 hệ nhánh trong nguồn cội pháp môn tam giáo của người cư sĩ Di đà vô vi
Điểm khác biệt của nhánh Ngài Huệ minh Huyền nhưng lại cùng chung với nhánh Ngài Sư Lục Lục- sư ông Ba gò công Đông là chữ lót của Pháp danh không dùng chữ MINH mà dùng nhiều chữ như : Chí, Cẩm, Trung, Giác, Tánh, Hữu, Diệu, Nghĩa......
nhưng không theo vần, theo điệu đồng lớp, cùng thời.
Và khi đãnh lễ niệm hương khai chuông 13 tiếng thì có 1 tiếng rơi vào giữa ( 3+3+1+3+3 ). như một ký ước ngầm khi nghe khai chuông là biết hàng đệ tử, môn đệ, môn đồ của Ngài đang công phu hành lễ.
Ngày 13 tháng 7 biết trước ngày mình về bên chư Tổ nên Ngài dặn dò riêng với người bạn đời đồng cam cộng khổ và người con gái nuôi những việc sau khi Ngài Liễu đạo, những trăn trở của Đạo, những điều tâm đắc Ngài huấn thị lại cùng môn đồ môn đệ với tấm lòng nhẹ nhàng thanh thản trước lúc đi xa.
Sau khi đãnh lễ dâng hương, đầu giờ Thìn ngày 14 tháng 7 Ngài an nhiên tỉnh tọa thâu thần Liểu đạo tại Phật đường (điện thờ) tại gia để lại những nổi niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình và môn đồ môn đệ.
Tang lễ tổ chức trang trọng theo phong cách giản dị của người cư sĩ Di đà hòa nhập phong tục tập quán tại quê nhà, rất đông tín chúng, gần như đầy đủ môn đồ đến tiển đưa xác thân Ngài lần cuối đến nơi yên nghỉ vĩnh hằng .
Trước khi Ngài liễu đạo ấn- sắc phó chúc cho người Huynh đệ Huệ minh Tâm- Lê văn Cẩm giữ hộ để trao cho đệ tử có duyên kế thừa.
Sau 1 thời gian cư sĩ Huệ cẩm Thanh- Nguyễn thị Út được xướng danh truyền thừa thọ nhận ấn tín thay mặt Ngài tiếp bước hoằng dương đạo pháp, dìu dắt đại chúng tín chúng, cúng độ chứng đạo cho huynh đệ con cháu trong hệ nhánh.
Từ đó con đường tu học của Ngài hanh thông như dòng suối mát đong đầy lan toả cùng thời gian với hàng con cháu khắp nơi về hội tụ và truyền thừa qua nhiều thế hệ thành hình 1 hệ nhánh trong nguồn cội pháp môn tam giáo của người cư sĩ Di đà vô vi
Điểm khác biệt của nhánh Ngài Huệ minh Huyền nhưng lại cùng chung với nhánh Ngài Sư Lục Lục- sư ông Ba gò công Đông là chữ lót của Pháp danh không dùng chữ MINH mà dùng nhiều chữ như : Chí, Cẩm, Trung, Giác, Tánh, Hữu, Diệu, Nghĩa...... nhưng không theo vần, theo điệu đồng lớp, cùng thời.
Và khi đãnh lễ niệm hương khai chuông 13 tiếng thì có 1 tiếng rơi vào giữa ( 3+3+1+3+3 ). như một ký ước ngầm khi nghe khai chuông là biết hàng đệ tử, môn đệ, môn đồ của Ngài đang công phu hành lễ.
Ngày 13 tháng 7 năm Giáp Dần (30/08/1974) biết trước ngày mình về bên chư Tổ nên Ngài dặn dò riêng với người bạn đời đồng cam cộng khổ và người con gái nuôi những việc sau khi Ngài Liễu đạo, những trăn trở của Đạo, những điều tâm đắc Ngài huấn thị lại cùng môn đồ môn đệ với tấm lòng nhẹ nhàng thanh thản trước lúc đi xa.
Sau khi đãnh lễ dâng hương, đầu giờ Thìn ngày 14 tháng 7 năm Giáp Dần Ngài an nhiên tỉnh tọa thâu thần Liểu đạo tại Phật đường (điện thờ) tại gia để lại những nổi niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình và môn đồ môn đệ.
Tang lễ tổ chức trang trọng theo phong cách giản dị của người cư sĩ Di đà hòa nhập phong tục tập quán tại quê nhà, rất đông tín chúng, gần như đầy đủ môn đồ đến tiển đưa xác thân Ngài lần cuối đến nơi yên nghỉ vĩnh hằng .
Trước khi Ngài liễu đạo ấn- sắc phó chúc cho người Huynh đệ Huệ minh Tâm- Lê văn Cẩm giữ hộ để trao cho đệ tử có duyên kế thừa.
Sau 1 thời gian cư sĩ Huệ cẩm Thanh- Nguyễn thị Út được xướng danh truyền thừa thọ nhận ấn tín thay mặt Ngài tiếp bước hoằng dương đạo pháp, dìu dắt đại chúng tín chúng, cúng độ chứng đạo cho huynh đệ con cháu trong hệ nhánh.
(Tư liệu đang tham khảo bổ sung).