HUỆ MINH KẾ
Cảnh tu LÂM TÙNG SƠN
Núi Minh Đạm
Thị trấn Phước Hải
Huyện Đất đỏ
Tỉnh Bà rịa Vũng tàu.
Minh sư HUỆ MINH KẾ
1- Cư sĩ HUỆ MINH KẾ.
Khai sáng cảnh tu
Lâm Tùng Sơn.
Thế danh Mai văn Ngàn
Tục danh đạo ông tư Nhỏ
Tục danh đời Thầy tư Long hải.
Sinh năm Giáp tý- 1924.
Quê quán tại thị trấn Long hải, huyện Long điền, Bà rịa vũng tàu.
Hữu duyên ngụ tại vùng đất Long cùng (Long hải) nên từ sớm đã được làm tín chúng, có nhiều cơ hội tiếp xúc trực tiếp nguồn đạo để khi tâm ngộ tỏ sáng đong đầy phước duyên thì được sư tổ Huệ minh Thiện Từ kim Luông Long hải thâu nhận khai phần chứng đạo ấn truyền tâm pháp Chánh pháp Di đà vô vi.
Ngài là Huynh đệ đồng cấp cùng làng với minh sư Huệ minh Hoàng Trần văn Thắng, hòa mình trong lối tu cùng Huynh đệ luôn luôn nhận chịu thiệt thòi về mình mà ít khi tỏ bày tranh luận hơn thua, tìm chổ thanh vắng để tịnh dưỡng, để nghiền ngẫm ý pháp sự huyền diệu nhiệm mầu của đạo, của Đất Trời, của các cỏi phần âm chung quanh, vì vậy Ngài mới phát hiện cảnh tu Lâm tùng sơn chệch về phia đông cách mấy dặm đường từ Phật động Huỳnh hổ đi qua.
Ngày khai mở Lâm tùng sơn làm cảnh tu riêng Ngài cũng trân trọng mời sư thúc Minh sư Phật đạo Huệ minh Phất Trần văn Lợi saigon quá bước đến khai chứng để Ngài tu.
Dù có cảnh tu riêng nhưng Ngài vẫn giữ lễ trước Huỳnh hổ, vẫn luôn dặn đệ tử nơi đây chỉ là cảnh tu và Huỳnh hổ vẫn mãi là gốc đạo, từ tư tưởng luôn nhớ, luôn tôn trọng cội nguồn này đã làm nên nhân cách nổi bật đời thường Thầy tư Nhỏ, một hạnh tu giản dị khiêm nhường của cư sĩ Di đà minh sư Huệ minh Kế, nối truyền cho các thế hệ kế tiếp đang thực hành những điều Ngài huấn thị đúng với tinh thần tam giáo.
Vốn hiền từ ít nói tuy nghiêm nhưng rất nhẹ nhàng từ tốn, thấy Lợi nhưng không lợi dụng để hưởng Lợi, thấy sai sẵn sàng chỉ dẫn nhưng không làm cho người sai thấy sai mà khó chịu, trước đức hạnh của Ngài đã thâu phục được tín chúng gần xa, các đệ tử được Ngài dìu dắt cũng theo hạnh tu của Ngài mà tỏ ngộ theo thời gian được ban sư giúp đời trị bệnh, dìu tín chúng.
Ngày mùng 9 tháng 11 Ngài thâu thần liễu đạo, để lại nổi nhớ thương cho gia đình, huynh đệ, môn đồ, môn đệ.
Tang lễ tổ chức giản dị theo truyền thống đạo kết hợp tín ngưỡng dân gian và đông đủ bà con cô bác trong gia tộc, gia đình, hàng xóm, huynh đệ đồng môn tiển đưa Ngài về nơi an nghỉ tại.
Sự truyền thừa của hệ nhánh, Ngài cũng đơn giản qua sự truyền ngôn lại cho lớp kế thừa thực hiện, vì Ngài biết, Ngài tin rằng hàng môn đồ của Ngài luôn đặt chữ nghĩa nhân đạo lý lên trên những háo danh thực dụng vô bổ.
2- Cư sĩ HUỆ MINH MAY.
Kế thừa đời thứ 2
cảnh tu Lâm Tùng Sơn.
Thế danh Nguyễn văn Lũy
Tục danh Thầy 5 Lũy
Sinh năm Đinh hợi- 1947
Tại thị trấn Long hải, huyện Long điền, tỉnh Bà rịa Vũng tàu.
Thời trai trẻ sống bằng nghề biển truyền thống của làng chài làm phương tiện độ nhật qua ngày, với bản chất người dân biển nói chắc tuy có kiệm lời nhưng hiền và ít khoe trương sống khép kín trong bao dung nghĩa tình.
Có duyên sống trong làng đạo Di đà vô vi, nên ông được tắm mình trong môi trường là đại chúng là tín chúng với tâm từ bi sớm nở rộ trong lòng ông, nhận biết những diệu lý của đạo vô vi.
Ông có duyên được minh sư Huệ minh Kế Mai văn Ngàn khai tâm ấn truyền bí pháp trở thành người cư sĩ Di đà với Pháp danh Huệ minh May.
Từ đó ông giải nghệ nghề biển để dốc lòng tu học, chấp nhận cuộc sống có khó khăn hơn, chật vật hơn, nhưng không làm ông thóai bước trước tâm nguyện thiêng liêng ban đầu vì đạo, vì tín chúng, vì bản thân mình trên con đường tu học, thấm thấu vòng xoay nhân quả đời người.
Có duyên được Thầy thương yêu vì ham học hỏi và ý tứ trong cách cư xử với huynh đệ đồng môn, có duyên tu học tại núi non.
Thấy được hạnh căn của đệ tử nên Thầy Huệ minh Kế cũng tiết lộ " nhà của con là Lâm Tùng Sơn chứ không phải dưới thế ". Chính những lời ân sư ban tặng là nguồn động lực cho ông bám trụ công phu hành đạo, giữ gìn cảnh tu Lâm tùng sơn chu đáo hơn và nhang khói tươm tất tại điện thờ.
Thầy Huệ minh Kế liễu đạo, ông là người chấp chính điều hành tại cảnh tu Lâm tùng sơn, giản dị hòa đồng theo tinh thần Thầy để lại, ông nối kết, sự nối kết được thống nhất kết đoàn trong nội bộ, huynh đệ đồng tâm để hành đạo, công tác Phật sự được vận hành viên mãn.
Dòng chảy của Đạo vẫn tích tắc đong đầy cùng dìu dắt, sống tu cùng huynh đệ, khai thị tín chúng.
Không biết bao mùa cây rừng đã thay lá để đâm chòi nảy lộc mới trước sân điện thờ, tô thêm sắc xuân nồng ấm quang minh chánh pháp tại Lâm tùng sơn, nhưng hôm nay là ngày đặc biệt, ông cảm nhận rất đặc biệt, sau khi công phu giờ tý, đãnh lễ vía Quan âm, vào bàn thờ Tổ đốt thêm nén nhang tri ân người khai sáng, người dìu dắt, ông thấy lòng mình thanh thản nhẹ nhàng nhưng có chút bồi hồi xúc động, ông ung dung ra bồ hòn nghỉ ngơi rồi tỉnh tọa thâu thần về bên chư Tổ, Thầy Tổ rạng sớm ngày 19 tháng 2 năm Nhâm thìn- 2012 tại cảnh tu Lâm tùng sơn trước sự luyến tiếc ngẩn ngơ của huynh đệ đồng môn, không ngăn được những dòng nước mắt cho buổi chia tay này.
Di thể được Huynh đệ trân trọng đưa xuống thế về lại Điện thờ tư gia của ông để tiến hành làm lễ an táng theo phong cách của đạo hòa nhập theo tín ngưỡng dân gian quê nhà.
Tang lễ tổ chức đơn giản nhưng trang nghiêm cùng đông đủ gia tộc, gia đình con cháu, hàng xóm, huynh đệ, môn đồ đến tiển đưa ông lần cuối về nơi an nghỉ.
3- cư sĩ HUỆ MINH CÔNG.
Nối tiếp chấp chính
cảnh tu Lâm Tùng Sơn.
Thế danh Trương văn Sơn
Tục gọi Thầy 3 Sơn.
Sinh năm Đinh dậu- 1957.
Là người làng Long hải, Huyện Long điền, Tỉnh Bà rịa Vũng tàu.
Được kế nhiệm Chấp chính Lâm tùng sơn sau khi sư huynh cư sĩ Huệ minh May liễu đạo, được huynh đệ trong hệ nhánh đồng thuận.
Được sinh ra từ cái nôi trong làng đạo Di đà nên ông có duyên gần gũi quý chư sư, tiếp nhận, nhìn thấy, nghe được để hướng tâm lành về đạo pháp.
Ông được minh sư Huệ minh Kế- Mai văn Ngàn Long hải thâu nhận khai phần chứng đạo cho ông tu, cũng kể từ đó đường tu tập của ông rộng thênh thang, khi nhìn lên được nhiều bậc long trượng ông, bá, thúc trợ duyên, đối diện cùng Huynh đệ để trao đổi lý pháp sâu xa huyền dịu, nhìn xuống đệ điệt để lắng nghe, để cảm thông để cùng nhau dắt dìu đi đến bến bờ hạnh nguyện.
Tuy còn vướng nhiều việc tại thế, nhưng ông vẫn cố gắng sắp xếp việc đạo việc đời hanh thông, dù mọi việc đang trôi chảy nhưng vẫn chưa làm ông thỏa mãn, bên cạnh đó có sự giúp sức người huynh đệ cư sĩ Huệ minh Nở- Trần Tài cùng 1 số huynh đệ đồng môn cũng đã làm nhẹ gánh lo toan được phần nào.
Vẫn theo phong cách Thầy Tổ , để chỉnh trang trùng tu 1 số hạng mục tại Lâm tùng sơn, ông vẫn trân trọng mời sư ông Huệ minh Đắc - Trần văn Đá quá bước đến nơi để thị chứng.
Vốn nóng tính, bộc trực, đúng sai trong suy nghĩ là nói liền rõ ràng, đôi khi vẫn đâu đó có vấp phải, đã làm huynh đệ phật ý, sự bất chợt này không đủ để làm tổn thương nghĩa tình huynh đệ tâm đắc đồng tu, rồi khi lắng lòng ngẫm nghĩ huynh đệ thấy thương ông nhiều hơn trước áp lực của cuộc sống đang đặt ra trên đôi vai sạm nắng của người dân làng chài xứ biển mang trong lòng những hoài bảo cao đẹp cho đời.
Những khi rãnh được là ông về núi, ngồi hàng buổi một mình để tịnh dưỡng để chiêm nghiệm trong tiếng gió lay xào xạc của lá rừng đêm hoang vắng.
Ít khách hành hương đến viếng nghỉ lại qua đêm, nên nơi đây giữ được quang cảnh tỉnh mịch thanh khiết núi rừng của cảnh tu Lâm Tùng Sơn hùng vĩ.