HUỆ MINH THIỆN
Cảnh tu
Đông sơn Điện tam thế.
Đông sơn Điện Tứ Linh
Núi vũng chua
Tp.Quy nhơn.
Tỉnh Bình định.
Minh sư Huệ minh Thiện
Phạm văn Long
Cư sĩ Huệ minh Thiện
Khai mở cảnh tu:
Đông sơn Điện tam thế,
Đông sơn Điện Tứ Linh
Thế danh: Phạm văn Long.
Tục danh đời: ông 7 bến xe đò.
Sinh năm Đinh sửu- 1937.
Quê quán làng Mỹ Quang, huyện Phù mỹ, Tỉnh Bình định.
Tuổi xế chiều an trụ tại Phật đường Tư gia thuộc phường Quang trung Tp. Quy nhơn, Tỉnh Bình định.
.....Rời làng quê xứ Nẫu còn thơ ấu, theo gia đình phiêu bạc vào Nam, định cư tại T.p Phan rang, Tỉnh Ninh thuận và tuổi thơ của ông gắn liền là những tháng năm khó khăn, chật vật của một gia đình khi đến vùng đất mới phải làm lại từ đầu, để hòa nhập phong cách thổ nhưỡng, cũng như phải thích nghi mọi nhu cầu thực tế mà cuộc sống đặt ra hàng ngày.
Chính điều này đã làm cho ông trưởng thành hơn trước tuổi, nhìn thấy đời sao gập ghềnh chông chênh mà không lý giải được ở độ tuổi lúc bấy giờ, nhưng nó luôn ẩn hiện trong tiềm thức như 1 lời thách đố.
Khi trưởng thành vốn mang trong người tính lãng du phiêu bạc đây đó, thông thường hay xuôi Nam lập nghiệp, nhưng ông bắt đầu hành trình trôi nổi trở ra hướng quê nhà, ghé đến Ba ngòi 1 thời gian, xuôi ra dọc cầu đá bạc, rồi đi tiếp khi đặt chân đến vùng đất Nha trang khung cảnh trữ tình, đời sống phố chợ nhộn nhịp, con người mến khách, đã làm cho ông cảm nhận dừng chân lập nghiệp, và xin vào làm việc tại bến xe khách liên tỉnh miền Trung.
Chập chững vào đời trong môi trường bến xe đầy phức tạp, luôn đủ mọi thành phần ái ố hỉ nộ, chân ướt chân ráo ban đầu hòa nhập, đâu đó đã làm cho ông mất phương hướng, với đầy rẩy hình ảnh phải tranh giành hơn thua, dùng sức mạnh và sự mánh lới, gần như là nghệ thuật sống nếu muốn tồn tại.
Nhưng vốn có Tâm thiện, nay chen lẫn trong ông nhiều cung bậc cảm xúc đời thường, đã đánh thức ông tỉnh ngộ hiểu ra, và nhìn lại trong không gian sống đó -vẫn còn, còn những người sống tốt, sống trong nhân nghĩa và lấy nhân nghĩa làm thước đo giao kết ân tình, tuy bề ngoài phủ lớp bụi đời lăn lóc sương gió, nhưng bên trong là hảo hán chí nghĩa chí tình, ông bắt đầu tâm đắc, bắt đầu chiêm nghiệm, hòa nhập để định hướng lại môi trường sống, dẫn dắt nó đầy bản lĩnh của tuổi đời hai mươi.
Nơi đây thuận duyên ông lập gia thất cùng bà Nguyễn thị Xuyến sinh năm Canh thìn-1940, đã cùng ông chia ngọt xẻ bùi, bên ông những lúc khó khăn cũng như những tháng năm hạnh phúc bên mái ấm gia đình và đồng hành cho đến ngày hôm nay, vẫn đong đầy mật ngọt, sau này nhờ cơ duyên là đồng đạo cùng Thầy, được ban pháp danh là Huệ minh Nghĩa, nên đạo đời được hanh thông viên mãn đắc thành.
Tưởng chừng cuộc sống như vậy cứ trôi qua giữa chợ đời tạm bợ này và viên Ngọc đẹp- ẩn trong lớp bụi khô hanh đang chờ người mài dũa để khoe thanh sắc với đời, vẫn cứ ngỡ kiếp nhân sinh mãi lăn lộn chốn phong trần, thì 1 ngày tuy nắng chưa đủ ấm nhưng duyên tụ đong đầy đã nở mầm từ bi giữa vũng bùn đen tối.
Ngày đó đầu thu năm Bính Thân 1956, hạnh duyên ông gặp được vầng trăng sáng, dù đang bị che lớp mây mờ của cơn lốc vô thường, nhưng vẫn tỏa ra hương giác ngộ, đó là minh sư Phật đạo Huệ minh Thuyền- thế danh Lưu Lăng ngụ tại tp biển Nha trang, Khánh hòa
Người không rao giảng triết lý sâu xa, nhiệm mầu huyền bí, nhẹ nhàng trong nhân nghĩa đời người, nghe sao mà chân chất, mà giản dị, nồng ấm đi vào lòng người -Nồng cái nồng nhân nghĩa, Ấm cái ấm tình người, cứ thẩm thấu, cứ tích tắc nhỏ từng giọt, lay động tận nơi sâu kín nhất tâm hồn.
Rồi năm Đinh Dậu 1957 ông tâm đắc cúi đầu phủ phục, được Người chính thức thâu nhận khai phần chứng đạo, để mở ra con đường mới tu học, trong diện mạo mới cho cư sĩ Huệ minh Thiện- Phạm văn Long.
Là cư sĩ tại gia, vừa lo trụ cột kinh tế cho mái ấm gia đình, vừa lo tròn việc Đạo và năm tháng ấy dần trôi qua, 1 thời gian thì được Ơn trên điễn quang xoay chuyển, được chư Tổ chứng minh, được sư Thầy ủy thác, mang trách nhiệm của Đạo và ông lại chọn quê hương Bình định trở về, và an trụ tại thành phố biển Quy nhơn vào năm Ất tị 1965, để mở Phật đường hoằng dương đạo pháp, đưa dòng chảy hệ nhánh của Đạo lan tỏa khai Tâm tín chúng, phổ cập đại chúng, dìu dắt huynh đệ trên nền tam giáo Quy nguyên theo Tinh thần Trí Huệ Duyên với phương thức truyền thừa thượng sư chứng hạ sư truyền, Tu Nhân (Nhơn đạo) - Tâm Linh (Tiên đạo) -Giải thoát (Phật đạo) và gia đình là nền tảng chính để lan tỏa Đạo pháp Di Đà vô vi của người cư sĩ Di Đà vô vi.
Khi an trụ tại Tp Quy nhơn, một năm hoặc 2 năm khi chuẩn bị kinh phí đầy đủ, từ Quy nhơn vùng duyên hải miền trung xa xôi khăn gói về Thầy xin chứng đạo, rồi tiếp tục hành trình vào Nam về đất Tổ Phật động Huỳnh hổ, một chuyến đi với nhiều khó khăn phức tạp khi chiến sự không bình yên trước năm ất mẹo- 1975, và hành trình sau này thì lại khó khăn về kinh tế.
Chính điều này đã làm cho ông nhiều suy nghĩ, cảm thấy chưa thỏa mãn trong vai trò đầu tàu Huynh trưởng hệ nhánh, là làm sao có nơi để hội tụ đầy đủ Huynh đệ về cúng bái hòa quyện với Thiên nhiên, đàm đạo đưa khuynh hướng đồng đạo phải gần gũi, để hiểu nhau, để cảm thông, để chia sẻ, để đi đến đồng tâm, để tâm đắc đồng tu và núi vũng chua Tp Quy nhơn là nơi ông chọn vào khoảng năm Canh Ngọ 1990 để thành hình 1 cảnh tu với pháp hiệu của 2 Điện Tu: Đông sơn Điện tam thế, Đông sơn Điện Tứ Linh với mong muốn, rất mong muốn Huynh đệ con cháu về đây tu học, nhân tâm thống nhất kết đoàn, khép kín cái Tôi của mình, với tấm gương trong sáng, bao dung của người cư sĩ Di đà vì đạo, vì Huynh đệ, vì mình và làm bệ phóng dọn mình nhiếp tâm,trước khi trực chỉ về đất Tổ Phật động Huỳnh hổ và mọi miền cầu Pháp.
Ngày sư Thầy Huệ minh Thuyền liễu đạo, vì nhiều lý do nên tạm gởi hình hài Ngài nơi đất khách quê người, đã làm cho ông luôn ray rức, trăn trở, và hàng năm ông đều dành thời gian về bên mộ Thầy, đốt nén nhang kính cẩn, cùng tỉ tê tâm sự việc đời việc Đạo, như 1 lời tạ lỗi cùng Thầy, vì chưa làm tròn câu đạo nghĩa với ân sư.
Mang nặng 1 tâm tư đau đáu, những giọt nước mắt thổn thức lăn dài thầm lặng đêm tỉnh mịch trước bàn Thiên tại núi vũng chua, để hướng vọng về nơi thân xác Thầy vẫn cô quạnh 1 mình, cho đến ngày mùng 4 tháng chạp năm Bính tý- 1996 , ông mới đủ điều kiện để cung thỉnh được di cốt Thầy Huệ minh Thuyền về quê hương Bình định, cải táng tại khuôn viên Đông sơn Điện tam thế núi Vũng chua Tp. Quy nhơn Bình định, thực hiện di nguyện bình dị của Thầy là mong muốn về lòng đất mẹ, với sự giúp đỡ chí tình của quý đệ tử.
Một bàn hương án giản dị thành hình nhưng trang nghiêm được ông trân trọng đặt bên trong Điện Tam thế để thờ sư Thầy Huệ minh Thuyền với tấm lòng thành kính tri ân, thay cho lời khẳng định từ đây dòng chảy của hệ nhánh an trụ nơi này với khói hương nghi ngút, mong được các thế hệ đời sau nối tiếp truyền thừa hoắng dương đạo pháp thấm sâu và lan rộng.
Tuổi già sức yếu ông vẫn an nhiên tọa thiền tại Phật đường tư gia, nhìn bước đi con cháu đang từng ngày tu tập lớn lên, mà lòng rộn một niềm vui hân hoan an lành, tuy trong lòng ông việc Đạo vẫn còn những bâng khuân, trăn trở, những điều tâm đắc chưa thực hiện được, tuy vẫn còn, còn đâu đó những hạt sạn thô trên nền thiềm Đông sơn Điện Tam Thế, Đông sơn Điện Tứ Linh
Thuận theo lẻ vô thường, biết quỹ thời gian không còn nhiều, ông âm thầm lựa chọn dựa trên căn duyên để mong chờ duyên tụ, nhờ Ơn trên chứng minh, chư Tổ, Thầy Tổ diển quang chỉ điểm tìm đệ, điệt gánh vát trọng trách thiêng liêng, để đưa dòng chảy hệ nhánh nối dài hòa nhập danh chánh vào dòng chảy sâu rộng nhiệm mầu đạo vô vi.....
Rồi 1 ngày của năm Bính thân -2016, đêm khuya giờ Tý ông ngồi tịnh dưỡng, thấy mình về núi Tổ nhận hồng ân, ông gật gù thỏa mãn, sáng ra ông ngồi chờ, chờ duyên Tụ, nhưng cả ngày không thấy, vẫn kiên nhẫn, vẫn đợi chờ như 1 sự chứng nghiệm, ròng rả cho đến 7 ngày sau...thì có 1 người đệ tử đầu tiên xuất hiện và duy nhất trong ngày, về Phật đường xin ông chứng đạo, để về núi Tổ Phật động Huỳnh hổ hành đạo...thoáng chút ngỡ ngàng, pha trộn trong ông nhiều cung bậc cảm xúc ngổn ngang...ông thầm thốt lên, vạn sự tùy duyên.
Tu nhất kiếp Ngộ nhất thời, khi duyên tụ, đong đầy không chờ thời gian dài ngắn, ông tin ở căn duyên, ông tin ở vòng đời thế Đạo chuyển xoay.
Giật mình như chợt tỉnh, bao niềm hy vọng tràn trề trong ông, ông rất vui, nhưng ông đã cố giấu niềm vui trong đôi mắt ngỡ vô hồn xa xăm của tuổi già, ông giấu sự hoan hỉ trong thân xác chậm chạp của luật vô thường, ông không nói gì, ông không muốn nói ra, ông chỉ sợ, ông sợ tình người, ông sợ tình đồng đạo, ông sợ cái Tôi đồng môn, ông sợ cái say nắng trong cỏi vô minh này, và tự dặn lòng cứ bình thản tự nhiên, tùy duyên để độ, vạn sự tùy duyên........
ông không gọi, không mở lời, mà chỉ chờ, rồi một ngày tháng 4 năm kỷ hợi-2019 người đệ tử ấy lại về ông xin được chứng cấp sao y ấn Ngọc hoàng.
Như một sự kiểm chứng, bao nổi lo như trút hết, ông nhẹ nhàng tùng duyên gật đầu hoan hỉ chứng minh và chỉ điểm vào Nam bằng tấm lòng vô tư trong sáng, không gợn chút tạp Trí đời thường.
Trên chuyến đi này của đệ tử về Phật động Huỳnh Hổ đãnh lễ và tại đây người đệ tử đó may mắn hạnh duyên gặp sư Bá (người Huynh đệ của ông) chỉ điểm, nên mạnh dạn thẳng bước vào saigon cầu Pháp, thuận duyên hạnh ngộ cùng người đồng hương -đồng đạo hướng dẫn, đã giúp sức chân tình đầy Tâm huyết để hữu duyên diện kiến sư ông thúc 3 -Huệ minh Trực chứng đạo, và được sư ông thúc út- Huệ minh Tâm phát nguyện chờ Duyên và trực tiếp truyền thừa ấn Ngọc hoàng của sư ông thúc út đang hành đạo, cho lớp kế thừa đủ duyên lành thọ lãnh.
Mùa thu năm Canh tý -2020 rốt ráo từ sự khẩn thỉnh Tâm thành được Ơn trên ân điển, đã được Trụ trì minh sư Huệ minh Đắc Trần văn Đá thay mặt chư Tổ, Thầy Tổ hạ bút thị chứng sắc lệnh Thập nhị tại Long Hải, được sư Huệ minh Hùng -Phạm văn Đe gìn giữ và thỉnh ngự về Phật đường Đông Quang Tự saigon, được sư Ông thúc út- minh sư Huệ minh Tâm Ngô hồng Hiệp thay mặt hệ nhánh sư huynh Huệ minh Thuyền, trực tiếp chứng ban sắc lệnh tại saigon và Thầy Huệ minh Thiện Phạm văn Long chứng minh sắc lệnh cho đệ tử thọ lãnh tại Quy nhơn
Cũng trong giai đoạn này sư Ông thúc út - minh sư Huệ minh Tâm chính thức truyền thừa ấn gốc Thập phương tam thế hướng Nam của Ngài cho hiền điệt thọ nhận với lời dặn và mong muốn : Đủ lực, đủ duyên, và hy vọng mai này thay mặt Thầy Tổ đưa dòng chảy hệ nhánh của sư huynh Ngài Huệ minh Thuyền hòa nhập danh chánh, chánh pháp.
Thiên cơ không cho phép ông nói nhiều với người đệ tử, vốn có căn lành duyên tốt, dù phần đời trải qua lắm gian nan vất vả, xuôi ngược hết 1 thời trai trẻ, im hơi lặng tiếng. Ông chỉ ân cần căn dặn : Hồng ân còn nhiều nữa , Nhân đã sẵn duyên, có đơm hoa thơm kết trái lành được hay không, là do công đức tâm thành của đệ tử....
Đầu năm Tân sửu -2021 mùng 9 tháng 2, vì lý do sức khỏe, ông âm thầm trao nhiệm vụ thiêng liêng cho đệ tử Huệ minh Trung Trần tiến Dũng, Thừa ủy Quyền thay mặt ông, nương nhờ sự trợ duyên của sư thúc 3 Huệ minh Trực Nguyễn thành Xuân, sư thúc út Huệ minh Tâm Ngô hồng Hiệp saigon cung thỉnh tôn tượng sư Thầy minh sư Phật đạo Huệ minh Thuyền chính thức danh chánh tọa sơn an vị hoàn mãn ở điện thờ chư Tổ, Thầy Tổ tại Phật động Huỳnh hổ núi kỳ vân trong dãy núi Minh đạm.
Hồng ân được sự phê chuẩn của trụ trì Phật động Huỳnh Hổ Huệ minh Đắc -Trần văn Đá, sự đồng thuận của cư sĩ Thừa ủy quyền Trụ trì Quản lý Huỳnh Hổ lúc bấy giờ là cư sĩ Huệ minh Nhơn -Phạm hữu Phước, quý chức sắc cao nhất của Đạo cùng sự giúp sức Ban Phật sự Phật động Huỳnh Hổ.
Dù ông không trực tiếp về dự ngày trọng đại này, nhưng cũng có con cháu như cô chú Đế, chú Đẹp, chú Vĩnh, cô Lan, cô chú Quốc, cô Hạnh, cô Thúy, chú Tấn, chú Vinh ... đại diện từ Quy nhơn về dự trân trọng đốt nén nhang thành kính tri ân công đức ân sư ngày an vị Tôn tượng.
Như thay lời khẳng định 1 dòng chảy hệ nhánh ngoài biên địa đã chính thức danh chánh hòa nhập vào dòng chảy sâu rộng nhiệm mầu của pháp môn:
Khai vương tịnh độ.
Thập phương tam thế Phật.
Di đà vô vi.
Tâm nguyện đã hoàn thành, sự truyền thừa đã định, ông mãn nguyện, những tâm huyết trước đây ngỡ ngoài tầm, cùng bao điều trăn trở day dức, nay cũng đã đắc thành viên mãn.
Một đời tu học, nhìn lại chặng đường qua, ông mĩm cười thỏa nguyện.
(nguồn Tư liệu của NGƯỜI TRONG HUYNH ĐỆ biên tập cung cấp)