HUỆ MINH TRÍ
Minh sư HUỆ MINH TRÍ
Nguyễn văn Những
Danh y cổ truyền vùng đất Phan thiết, Bình thuận.
Người ươm mầm Từ bi cho nhiều thế hệ.
Là đại đệ tử đầu tiên của đức minh sư Huệ minh Mầu Phan thiết.
Ông sinh ra tại làng Mỹ xuyên Đông huyện Duy xuyên tỉnh Quãng nam Đà nẳng vào năm Kỷ dậu 1909.
Tuổi thơ ông lớn lên cũng gắn liền thời cuộc lúc bấy giờ khó khăn chồng chất khó khăn, với mưa dầm nắng hạn với cái thiếu trước hụt sau, quanh năm đói nghèo vây bủa không lối thoát, tương lai là chuổi ngày dài mịt mờ đen tối...
Năm ất sửu 1925 theo dòng đời trôi nổi, anh em ông dắt dìu nhau vào Nam như 1 lối đi bức phá cho mưu cầu hạnh phúc mà chưa biết dừng chân nơi nào mưu sinh, nhưng rồi trải qua nhiều bước ngoặc trong cuộc hành trình cũng dừng bước chân lập nghiệp vững vàng tại tp Phan thiết Bình thuận và khi thành danh ông luôn tâm đắc, luôn tâm niệm là được những ngày an cư lạc nghiệp đều là nhờ hồng phúc của Cửu huyền thất Tổ ban cho ông và cũng tại nơi đây cơ duyên hạnh ngộ ông gặp đạo và thọ giới khai phần tu học chính thức thành người Cư sĩ Di đà vô vi vào năm Tân mão 1951.
Vốn nặng tình cùng Quê hương, nên vào năm Giáp ngọ 1954 sau khi thông tuệ được ân sư ban sư là nghĩ ngay cố hương, là người có công đưa dòng chảy chánh pháp hệ nhánh Đạo Di đà vô vi ra tận quê nhà Quãng nam Đà nẳng để phổ cập rộng khắp như vết dầu loang đã lan tỏa miệt mài qua nhiều thế hệ phát triển để hoằng dương đạo pháp, đưa tinh thần tam giáo đạo thấm sâu vào từng con người cụ thể của thời đại.
Thế danh ông là Nguyễn văn Những, (Chửng) thường gọi thân mật là ông 2 Già, trong khi đó ngoài xã hội đương thời dưới mắt dân chúng, ông là 1 danh y cổ truyền gạo cội, 1 nhà Nho chân chính, thông hiểu tam giáo và đạt thông lý số nhưng toát trong ông là 1 sự gần gũi đáng kính hơn là 1 nhà mô phạm phong kiến lúc bấy giờ và sẵn sàng giúp đỡ khi những mãnh đời cơ cực khó khăn cần đến.. cũng chính sự đơn giản gần gũi rộng lượng này đã làm nên 1 nhân cách đời thường giản dị Nguyễn văn Những mà khắp phía nam trung bộ như Bình thuận, Ninh thuận đến tận Khánh hòa ra tới vùng duyên hải Bình định còn biết đến, ghi đậm dấu ấn trong lòng người dân và là niềm tự hào của gia tộc Quãng nam Đà nẳng khi nhắc đến tên ông.
Xuất phát là người con dân dã bộc trực sôi nổi nhưng lắng đọng tâm tình như những người con xứ Quãng bao đời, thương ghét rõ ràng giữa chánh tà, nhưng nhẹ lòng tha thứ, vốn có thiện tâm, không miêu cầu nhiều vì danh lợi, ngoài việc hành nghề y vốn là 1 cái nghề như bao ngành nghề khác làm ăn sinh sống tuy có đặc biệt hơn, tuy Thiên chức hơn nhưng vượt lên trên tất cả sự tầm thường cơm gạo áo tiền vẫn là sự cứu người không điều kiện trong tư thế không theo 1 qui tắc nhất định ở đời mà dựa theo phận người đều bình đẳng trước cơn bạo bệnh.
Dù là danh y cổ truyền, làu thông địa cuộc nhưng ông luôn luôn cầu thị, chịu lắng nghe, nhìn nhận trong sự khiêm tốn, khiêm nhường khi biết rằng núi này cao còn có núi khác cao hơn...để rồi 1 ngày nọ trên bước đường hành nghề ông đã gặp 1 bệnh nhân qua theo dỏi thăm mạch, ông biết chắc rằng vô phương cứu chữa...vậy mà 1 thời gian sau vô tình gặp lại đến độ ngỡ ngàng khi thấy bệnh nhân cốt cách phong thái khỏe mạnh bình thường, càng bất ngờ hơn khi biết chỉ cần 1 chung nước lã với tấm lòng thành trước Tam bảo thiêng liêng đã giải được nghiệp căn, cứu được bệnh tình.
Nghe để ghi nhận nhưng cần phải kiểm chứng để chứng nghiệm đó là nghề trong máu của ông...không đắn đo, không do dự, không tự ái, lần theo sự chỉ dẫn ông tìm đến nhà Thầy 2 Phước để hạnh ngộ xin được luận đàm hầu ngỏ tường những điều mà ông còn nghi vấn chưa thông.
Qua nhiều lần tiếp xúc, được nghe Thầy 2 giảng đạo Di đà cội nguồn của đạo pháp, dù không triết lý cao xa nhưng ông ngộ ra nhiều điều tâm đắc, tâm ý bắt đầu nhận ra những cảm xúc mà lâu nay chưa lý giải được, phục trước đức hạnh của Thầy, dù lớn hơn Thầy 14 tuổi, ông vẫn hoan hỉ không câu nệ, sắm sửa lễ vật mang đến Phật đường Thầy 2 Phước với tấm lòng thành kính xin được cầu đạo đó là vào khoảng năm Mậu Tý 1948.
Cảm nhận sự thành tâm mộ đạo của ông, minh sư Huệ minh Mầu hướng dẫn ông tu tập cho đến năm Tân mão 1951 mới chính thức thâu nhận ông là đệ tử và ấn truyền tâm pháp Di đà vô vi.
Thuận theo dòng đời, cơ duyên đã đến ông trở thành cư sĩ Di đà vô vi, ông chia việc Đời việc Đạo phù hợp cho môi trường mới, dành thời gian tu học để dưỡng tâm, để nhìn lại mình, để tự sửa mình để hoàn thiện nội tâm trước khi đi sâu vào vào sự nhiệm mầu của Phật pháp như lời Thầy 2 điểm hóa khai thông và giờ đây ông coi nghề y, địa cuộc không như 1 cái nghề kiếm sống và danh lợi đơn thuần mà vượt lên trên là sự chia sẻ cứu người tật bệnh giúp kẻ hiểm nghèo, ươm mầm cho phước quả hôm nay, cho ngày mai, đây cũng là 1 kênh để sau này ông phổ cập đại chúng, dìu đắt tín chúng, thâu phục môn đồ.
Nhận ra trong cỏi thế gian vô thường này, dù danh tiếng hay bình dân rồi tất cả sớm hay muộn rồi cũng chóng qua đi theo qui luật sanh lão bệnh tử và nên chọn gì để lại cho Đời mà ông thường trầm ngâm tâm ý hàng đêm để tự vấn mình sau khi công phu tịnh dưỡng..
Chỉ xin làm 1 tấm gương sáng để con cháu thế hệ sau noi theo học hỏi và trau dồi, lấy đó làm thước đo để nhìn lại mình, trong hành trình tu học, để vì người vì mình mà sống tốt hơn, bao dung hơn trong màu áo của người Cư sĩ Di đà vô vi.
Là người chính trực, đối với người khác thì dễ nhưng với bản thân rất nghiêm khắc để tự răn mình lấy nhân nghĩa làm chuẩn mực, trước đức hạnh đó nên được Thầy đưa về diện kiến đức Lục 5 Huệ minh Phất saigon và được các hàng Thúc Bá yêu thương cùng tỏ ngộ đạo pháp.
Cũng từ đó bước chân ông rong đuổi khắp năm non bảy núi, có lúc 1 mình vượt ngàn, có lúc nhẹ bước cùng Thầy Tổ Thúc Bá trên con đường chứng nghiệm cảnh tu giữa núi rừng thiêng liêng của thất sơn mầu nhiệm, những cảnh tu của 22 núi lớn, của ngũ hành sơn, của Huỳnh hổ động... nào thiếu bóng ông.
Như 1 luồng sinh khí mới, ông gieo duyên đong đầy xanh mát nguồn đạo khắp Bình thuận, ninh thuận, khánh hòa ra tận quê nhà Quãng nam Đà nẳng.
Khi sứ mạng hoàn thành tại Ta bà, rồi ông cũng nhẹ nhàng thâu thần liễu đạo về bên chư Tổ, Thầy Tổ ngày mùng 4 tháng 11 năm Đinh mùi 1967 tại Phật đường tại gia thành phố Phan thiết, gởi lại cho đời những điều ông tâm đắc mà con cháu đang nối dài và thực hiện.
Đốt nén nhang lòng, con kính cẩn cúi đầu nhớ đến ân sư, người Thầy thuốc, 1 danh y đã cống hiến cho đời những tài năng để xoa dịu bớt nổi đau nghiệp bệnh đời người, 1 cư sĩ Di đà chơn chính có Tâm có Tầm đã ươm mầm Từ bi của đạo cho nhiều lớp kế thừa, cho tinh thần đạo pháp đi vào cuộc sống.
Một chút lòng thành xin chư Tổ, Thầy Tổ chứng minh.
(nguồn Tư liệu của NGƯỜI TRONG HUYNH ĐỆ biên tập cung cấp)