HUỆ MINH HOÀNG
ĐỨC MINH SƯ HUỆ MINH HOÀNG
TRẦN VĂN THẮNG
HUỆ MINH HOÀNG
Là Tổ đời thứ 3
Thế danh Trần văn Thắng
Tục gọi là sư ông 6 Long Hải
Ngài sinh năm Tân Dậu -1921 tại Long Hải huyện Long điền Bà rịa.
Lớn lên tại làng chài Long Hải thời trai trẻ cũng ngang dọc trên biển cả để tìm kế mưu sinh và từ khi gặp đạo thấm hiểu được luân hồi, biết đạo nghĩa nhân, nẻo chánh tà nên Ngài cũng từng bước giải nghệ nghề biển mà bao lâu mưu sinh.
Vốn chân chất bộc trực của người con xứ biển nên tạo được uy tín, được nhiều người tin cậy, chính cái tính khẳng khái đó đã 1 thời thực thi phụng sự khi Ngài Quản lý và đưa nội quy sinh hoạt tại Huỳnh hổ động vào nề niếp, tất cả Huynh đệ về đây Ngài coi như nhau trên tinh thần đồng đạo, hết lòng đùm bọc tạo mọi điều kiện có thể lúc về Huỳnh hổ tu dưỡng, không phân biệt con cháu nhánh nào, hể thấy giới hạnh tốt là Ngài hết lòng giúp đỡ, cái nào không vừa ý là nói thẳng để sửa, tự nhận thấy mà sửa...thành thử đôi khi cũng có nhiều luồng ý kiến chỉ trích, xen lẫn nhiều luồng ủng hộ, nhưng Ngài vẫn thản nhiên mà không hề động tâm, hoan hỉ đón nhận những ý kiến ủng hộ coi đây như là lời dộng viên để Ngài vững tin hơn và cũng trân trọng ghi nhận những ý kiến trái chiều, cầu thị lắng nghe để nhìn lại, để sửa chữa những khiếm khuyết trên tinh thần đón nhận mọi ý kiến đa chiều vì sự phát triển từ bi và bao dung của Huỳnh Hổ động.
Dù oai nghiêm nhưng dễ gần gũi, người nghe cảm nhận tận sâu thẳm tâm hồn đó là sự từ bi hỷ xã vì Huynh đệ, vì con cháu đồng môn, vì sự trường tồn của đạo pháp người cư sĩ Di đà vô vi.
Cái oai lực, đức hạnh của Ngài thấu vang đến tận phần âm, Ngài đã từng cúng độ, chứng độ các Danh linh, vong hồn về xin Ngài cứu giúp, trợ duyên, tiêu biểu nhất là Ngài đã khai phần âm cho Thần Đình thị trấn Long hải huyện Long điền húy danh Nguyễn huỳnh Đức- pháp danh Huệ minh Nam và Thần Đình ấp Lò vôi xã Phước Hưng(tách ra từ ấp Phước Hưng xã Phước Tỉnh) huyện Long điền húy danh Võ Tánh- là tướng nhà Nguyễn nổi tiếng trong Gia định tam hùng, nổi danh lòng trung giữ thành Bình định, sau khi khai phần âm Ngài cấp ban sắc lệnh và pháp danh để cho về núi tu.
Ngài gặp và được Lục 3 Minh sư Phật đạo Huệ minh Thiện- Từ kim Luông -Long hải thâu nhận khai phần và chính thức là người cư sĩ Di đà vô vi cũng là người được Lục 3 ấn truyền tâm pháp truyền thừa và ủy thác nhiều trọng trách thiêng liêng của hệ nhánh, thay mặt Thầy dìu dắt Huynh đệ sau khi Thầy liễu đạo.
Đặc biệt những năm đầu của thập niên 1980, nhìn thấy căn duyên của người sư đệ Huệ minh Đắc- Trần văn Đá có tấm lòng từ bi, có cốt cách là người kế thừa sẻ bắt nhịp cầu nối vòng tay cho Huynh đệ đồng môn mọi miền thành 1 khối kết đòan thống nhất trước vòng xoay chuyển của Đạo, đây là hạt giống tốt cần ươm mầm, nên Ngài tiếp cận và bảo lãnh đưa về sư Tổ Huệ minh Phất- Trần văn Lợi saigon xin tu học trực tiếp...sau này trở thành người truyền thừa lo toan mọi việc cho Đạo, cho sự hòa nhập của Phật động Huỳnh hổ với môi trường thực tế của thời đại, nối kết sự vững bền giữa đời và đạo được hanh thông với tư tưởng mộc mạc và di ngôn của Ngài để lại:
Không phải Tu học
Là xa rời đời sống
Mà Tu học để
Ứng dụng vào đời sống
Có Đạo để răn Đời
không Đời sao có Đạo
Đời chính là Đạo
Đạo chính là Đời
Đời Đạo không là 2.
Tiếp bước hàng đệ tử kế thừa thành danh, luôn đặt sự trường tồn của đạo pháp, sự phát triển vững bền của Phật động Huỳnh Hổ là trách nhiệm thiêng liêng của người cư sĩ Di đà vô vi mà Ngài đã dìu dắt như Huệ minh Hùng- Phạm văn Đe(3 Đe), Huệ minh An-Dương văn Thái, Huệ minh Chánh- Lê văn Thọ(2 Thụ), Huệ minh Mạnh-Phạm Thành Long(3 Long), Huệ minh Thông-Trần minh Hùng(7 Đĩa) v.v.. và còn, còn nhiều vị nữa hơn 100 cư sĩ được ban sư đã âm thầm lan tỏa khắp nơi để hoằng dương phổ cập đại chúng...
Năm Ất sửu -1985 sau khi bị tai nạn đi lại khó khăn, xét bản thân có thể sẻ làm chậm sự trùng tu, sửa chữa giữ gìn và phát triển Huỳnh hổ động, nên sư ông 6 Huệ minh Hoàng –Trần văn Thắng ủy quyền cho sư ông 7 Huệ minh Đắc- Trần văn Đá toàn quyền quản lý trùng tu sửa chữa các hạng mục tu bổ tại Huỳnh Hổ động.
Khi cảm nhận biết mình chuẩn bị về bên chư Tổ, năm Giáp thân -2004 sư ông 6 giao hẳn cho sư ông 7 Huệ minh Đắc- Trần văn Đá thực sự trở thành trụ trì Hùynh Hổ Động, mọi sự diễn ra trong sự nhẹ nhàng từ bi của người cư sĩ Di đà vô vi, dù rằng đây đó vẫn còn rãi rác những hạt sạn thô trên nền thềm đạo pháp.
Việc sư ông 6 Huệ minh Hòang giao lại sự quản lý, quyền trụ trì gìn giữ Huỳnh hổ Động cho sư ông 7 Huệ minh Đắc khi còn tại thế, đây cũng là 1 tấm gương vô cùng trong sáng, đạo pháp là con đường chư Tổ đã vạch từ tấm lòng từ bi dành cho đại chúng, Huỳnh hổ là nơi hội tụ Huynh đệ về tịnh dưỡng tu học chung mà không phải của riêng cá nhân, của riêng dòng họ để truyền lưu cho con cháu dòng họ đời thường, mà chỉ truyền thừa cho Huynh đệ con cháu trong đạo đủ duyên xứng đáng để tiếp tục hoằng dương đạo pháp.
Sự truyền giao này cũng là lời khẳng định để con cháu sau này nhìn lại mà đi cho đúng, đừng vì 1 chút háo danh, sự nhìn nhận hẹp hòi để nhân danh con ông này, cháu ông nọ mà làm hoen ố cái tư tưởng trong sáng của chư Tổ.
Cái việc truyền thừa của sư ông 6 Huệ minh Hoàng, là 1 điểm son trong đạo pháp, là nhân cách sáng ngời mà không phải thời đại nào, dòng phái cũng làm được, là 1 tấm gương bồ tát cần nhân rộng cho hàng con cháu biết, để cảm nhận và nhìn nhận mà học hỏi, làm hành trang trên con đường tu học.
Ngày 12 tháng giêng năm Ất dậu -2005 sư ông 6 an nhiên thâu thần Liễu đạo về bên chư Tổ, thọ 86 tuổi.
Tang lễ được tổ chức trang nghiêm theo phong tục tập quán tại quê nhà.
Rất đông gần như đầy đủ con cháu, Huynh đệ đến viếng Ngài lần cuối như 1 lời tri ân trước công lao đạo đức hết mình xả thân, trước đạo hạnh bao dung của Ngài.
Đốt nén hương lòng kính cẩn nhớ mãi ơn Người, thầm nguyện đưa tư tưởng trong sáng Từ bi của Ngài truyền lưu cho lớp kế thừa nhìn nhận và cảm nhận công đức của Ngài.