HUỆ MINH NGỘ
BẠCH THU AN
MINH SƯ HUỆ MINH NGỘ
BẠCH THU AN
ĐÔNG ĐỨC TỰ
NỐI TRUYỀN CHƠN PHÁP DI ĐÀ VÔ VI
NHƠN LÝ QUY NHƠN BÌNH ĐỊNH
Sau khi chiến tranh kết thúc mùa xuân năm Ất mẹo-1975 đất nước hòa bình thống nhất, giang sơn liền một dải,có một làng biển miền trung duyên hải hiền hòa đã thực sự yên ả thanh bình và tại nơi đây có một nội tâm Lớn cũng bắt đầu lắng dịu để nhìn lại mình, nhìn lại người qua chặng đường lăn lộn với đời, được gì mất gì sau những năm tháng loạn lạc của một thời trai trẻ.
Nhận thấy cuộc đời cứ trong vòng lẩn quẫn sanh lão bệnh tử-nay còn mai mất trong luật vô thường.
Trong nội Tâm lớn bắt đầu Ngộ ra đong đầy những cảm xúc-thiện Tâm đã đến kỳ khai nở, với căn nhà đang ở tại thôn xương Lý, Thầy bắt đầu tâm đắc nghiền ngẫm cốt lổi nhiệm mầu của giáo lý Phật pháp. Lấy gia đình làm nền tảng để ẩn tu, rồi thời gian trôi qua-một Đông Đức Tự cũng bắt đầu và thành hình đâm chồi nảy lộc từ đó để Nối truyền Chơn pháp.
Khai vương tịnh độ
Thập phương tam thế Phật
Di Đà vô vi
Do cư sĩ Huệ minh Ngộ trụ trì hoằng dương đạo pháp.
Đức Thầy 2 An thọ nhận Pháp danh là Huệ minh Ngộ, người làng Xương Lý thuộc xã Nhơn Lý, Thành phố biển Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.
Sinh ra trong gia tộc Họ Bạch Nho giáo vào cuối mùa Đông nhằm mùng 1 tháng chạp năm Nhâm Dần-1938 giữa thế kỷ 20 trong gia đình có 7 anh em, Ngài là con cả đầu lòng.
Lúc mới sinh Ngài được đặt tên là Bạch Lâu, sau khi làm giấy tùy thân thì mang tên Bạch Thu An. còn hàng xóm chung quanh thì quen gọi thân mật là Hai kham theo phong tục thổ nhưỡng vùng này một khi đã lập gia thất riêng.
Từ khi Tu học trở thành người Cư sĩ tại gia thì Huynh đệ, con cháu trong phần Đạo đức và Tín đồ, Thân chủ thì gọi trân trọng là Thầy Hai An Hải đảo.
Cha của Thầy-Cụ ông: Bạch Luổi (sinh năm Bính thìn 1916-an tịch ngày mùng 9 tháng 4 năm Tân hợi 1971tại quê nhà Nhơn Lý) là một nhà Nho giáo, lấy Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín làm mực thước là mục tiêu sống, với hình ảnh là người dân biển hiền lành ăn chắc nói chắc, trải lòng như biển cả bao la hết mình cùng gia tộc, hàng xóm láng giềng nhưng rất nghiêm khắc mẫu mực với con cái.
Mẹ của Thầy-Cụ bà: Lê Thị Ai (sinh năm Mậu ngọ 1918-an tịch ngày 25 tháng 11 năm Canh dần-2010 tại quê nhà Nhơn Lý) một phụ nữ miền duyên hải Trung bộ chất phát hiền lành rất chu toàn nội gia suốt cả đời hết lòng vì chồng vì con, vì gia tộc.
Thầy lớn lên ở làng chài Nhơn Lý dân dã nép mình trong cụm bán Đảo che chắn biển đông cho Thành phố biển Quy Nhơn tạo thế liên hoàn như Rồng bay Phượng múa, phía Tây bắc là dảy núi Bà thiêng liêng hùng vĩ, gần đỉnh có chùa cổ Linh Phong tục gọi là chùa Núi an trụ bao đời, nằm chệch phía dưới là hòn Vọng phu sừng sững biểu thị cho sự đợi chờ thủy chung một lòng, từ chân núi chạy dài xuống là một bải cát trắng tinh ngăn cách đôi bờ biển cả để tạo phía Tây là đầm Thị nại hiền lành địa linh nhơn kiệt, là nguồn sống cho các làng quê lân cận, tựa chân xuống phía đông là biển cả mênh mông muôn đời huyền bí, là nơi mà người dân chài từng chứng kiến nét nên thơ cùng cơn cuồng nộ của đất trời. Phía Nam là khoảng không xa xôi vời vợi với bao điều cần khám phá mở mang.
Dù lớn lên tại làng chài với bao đời kế nghiệp Ngư phủ, dọc ngang đây đó trên sóng nước đại dương để mưu cầu sự sống,làm kế sinh nhai cho gia đình nhưng Thầy không chọn nghề này để sinh sống. Độ nhật qua ngày bằng thủ công, mỹ nghệ, nghề bờ, ung dung tự tại không chen danh, bon lợi không giàu nhưng nhờ cần kiệm hợp lý nên gia cảnh cũng sung túc, an nhàn.
Vốn xuất thân trong một gia đình Nho giáo, tuổi thơ của Thầy sớm tiếp cận hình ảnh Đức Quan Thánh được suy tôn thờ cúng tại Từ đường cũng là biểu tượng mà cả gia tộc tôn thờ đề cao lòng trung can nghĩa khí, nên từ nhỏ Thầy đã chịu ảnh hưởng rất nhiều về nhân cách, đắm mình trong môi trường sống lấy nghĩa nhân làm mực thước, lấy lễ, trí, tín làm kim chỉ nam trong suy nghĩ cho mọi hành động.
Theo dòng thời gian, sinh ra giữa thời kỳ đất nước loạn lạc, đến tuổi trưởng thành với trách nhiệm của người công dân theo xu thế chung thời đại, lớp lớp lên đường, anh em họ hàng ruột thịt của Thầy cũng theo thời cuộc kẻ bên này, người bên kia giới tuyến cho cuộc chiến suốt hơn 20 năm vì sự vẹn toàn lảnh thổ thiêng liêng của đất nước. Riêng Thầy không chọn con đường bạo lực để giải quyết vấn đề mà bám trụ tại chổ để có điều kiện phụng dưỡng cha mẹ già yếu làm tròn chữ Hiếu, lấy nghĩa nhơn làm cơ sở hậu phương vững chắc để giúp đở đồng bào, lấy trung nghĩa để cảm hóa bạo tàn, dù phải chịu nhiều đau thương gian khổ,thậm chí phải gánh chịu tù đày gần như suốt chiều dài cuộc chiến.
Cuối tháng 4 năm Ất mão1975 Hòa bình lập lại, giang sơn liền một dải, vết thương chưa thể lành liền sau cuộc chiến khắc nghiệt với nhiều ân oán cá nhân và tư lợi cũng bắt đầu từ đây. Nhận rỏ phát sinh thời cuộc nên Thầy tham gia công tác buổi đầu cho chính quyền mới nhằm góp phần giúp sức ổn định tình hình chung, làm môi giới hòa giải ân oán cá nhân tại quê nhà theo đúng chủ trương chính sách đại đoàn kết trên nền tảng của pháp luật hiện hành để cùng nhau dứt khoát mở lòng vị tha bỏ lại quá khứ đen tối, bỏ lại sau lưng những hận thù vô nghĩa hẹp hòi, để nắm tay nhau nhìn về tương lai xây dựng quê hương tốt đẹp, xây dựng gia đình hạnh phúc và đây cũng chính là nền tảng, là lý tưởng xuyên suốt của Thầy trước sau như một, lấy từ bi để cứu độ, lấy nhân nghĩa để thâu phục lòng người nhằm xóa đi bao nghịch cảnh, cứ tương quan tương báo, để dẩn dắt lòng người hướng Thiện, gieo giống bồ đề chờ căn duyên hạnh ngộ.
Cuối năm Đinh Tị 1977 Thầy lui bước về nhà an cư lạc nghiệp vui vầy bên con cháu.
Nợ nước trả xong, nghĩa nhân cũng trọn vẹn, Thầy thanh thản tại gia tìm tiếng kệ lời kinh để chiêm nghiệm chân lý sâu xa muôn đời của Phật pháp, mong một ngày gặp bậc Chơn sư chỉ lối mở đường, trợ duyên trên con đường hướng Thiện tu học cứu mình giúp đời.
Thiện Tâm không đợi ngày Ngộ mà đã ấp ủ tự nhiên chờ duyên nảy mầm đâm chồi nảy lộc.
Nương nhờ Công đức Cửu Huyền Thất Tổ, Thọ lãnh hồng ân Tam bảo, được Thầy Tổ trợ duyên. Sớm hội đủ duyên lành nên Thầy gặp Cư sĩ Huệ minh Châu, bước đầu nhận được sự khai hóa điểm đạo Thầy ngộ nhiều điều, càng đàm đạo càng thông lý, càng chuyên sâu càng tâm đắc, nhẹ nhàng nhưng thâm thúy, dùng phương tiện sắc tướng để ngộ vô vi, Lấy công phu để điều hòa tịnh dưỡng, Thân Ý tâm đồng.
Cùng đồng hành với thời gian để kiểm nghiệm thực tế, thanh thản lắng lòng để nhìn lại trước bước ngoặc cuộc đời đi tầm sư cầu đạo cho đến khi gặp Minh sư Huệ Minh Châu.
Mùa hè năm Mậu Ngọ ngày 16 tháng 5 nhằm Thứ tư ngày 21tháng 6 năm 1978 Tại Phật đường Đông Linh Tự-xóm Cầu Cao Thôn Lục Thượng, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, Bình Định, chính thức Thọ giới chơn truyền Đạo được Minh sư Huệ minh Châu thay mặt Thầy Tổ chứng minh Khai phần tu niệm theo Hệ phái cư sĩ tại gia.
Khai Vương Tịnh Độ
Thập Phương Tam Thế Phật
Di Đà Vô Vi
Do Đức Lục Tổ Huệ Tâm Nhãn khai sáng năm Ất mẹo-1915 với đường lối Tam giáo Quy nguyên, thực hành tu tập theo nghi thức Công phu Khẩn nguyện cúng lạy, trì chú, niệm Phật, Thiền định, Thâu luyện âm dương và Giới Hạnh tại Tư gia, dung hoà 3 phương pháp cùng 1 thời gian trong môi trường sống rất đời thường:
Tu Nhơn đạo: để làm tròn đạo nghĩa con người (ơn Cha nghĩa Mẹ công Thầy tình Huynh đệ) và trước hết là sự tử tế và lòng nhân nghĩa, vị tha.
Tu Tiên Đạo : để đã thông khí huyết, vận hành tạo thêm năng lực, sức chịu đựng cho bản thân, tạo quyền năng vô vi để giúp mình, giúp đời.
Tu Phật Đạo : đây là con đường tất yếu đi để giải thoát.
Trong thời gian tu tập một lòng một dạ thành Tâm hướng về Phật pháp, tin tưởng hạnh căn, tin tưởng vào con đường mình đã chọn và chỉ có con đường này mới đủ kỳ duyên để thực hiện ước mong vừa sống tròn nhân nghĩa, vừa có điều kiện giúp đời, vừa tự tu để giải thoát, và cũng tự dặn lòng chắc chắn phía trước sẻ lắm phong ba gập gềnh thử thách mà kiên định và nhất quán để vượt qua.
Bởi tính khẳng khái một lòng, thông minh, cần cù, mẫn cán, cương nhu theo hoàn cảnh, vị tha độ lượng, sáng ngời nhân cách nên được Sư Thầy Huệ minh Châu hết mực giúp đỡ, đặt hết niềm tin kỳ vọng vào Thầy với mong muốn đưa Đạo Pháp chơn truyền chính thống nguyên gốc của Thầy Tổ phổ cập cho đại chúng tu hành.
Một năm sau nhằm vào năm Kỹ mùi 1979 Thầy được sư Thầy Huệ minh Châu đưa đi hành hương về đất Tổ, ghé Phan Thiết lần đầu tiên hạnh ngộ Ông 2 Đức Minh sư Huệ minh Mầu-Nguyễn Bá Phước. Tại Phật đường Linh Đãnh Giác môn được Ông 2 trợ duyên, ban Pháp nhiệm mầu, đặt cho pháp hiệu Vô vi Phật đường Nhơn Lý của Thầy là: Linh Sơn Giác Hải Tự.
Giảng đạo Di Đà
Cho Người ngộ chơn lý
Tam giáo Quy nguyên
Đắc kiến tối thượng thừa
Tùng duyên trên chuyến hành hương này được về thẳng Đông Sơn Tự-Bàn cờ Sài gòn diện kiến Đức Lục 5 Huệ Minh Phất và được Lục 5 chứng đạo, trực tiếp chứng ban Sắc lệnh cùng những lời gởi gắm đầy tâm huyết của Sư Thầy Huệ minh Châu.
Sư thông tứ đại vay mượn tạm
Huệ thấu âm dương với ngũ hành
Minh chánh nơi đâu lời chơn giả
Ngộ đạo Vô vi Pháp nhiệm mầu
Có đất cho Thiên Tài dụng võ, vượt khỏi ao nhà để vùng vẩy khắp đó đây, từ đó con đường tu hành ngày một tinh tấn, đức hạnh tụ duyên nên được đại chúng khắp nơi về phủ phục xin thọ giáo. Thầy dang rộng vòng tay như dang rộng cả tấm lòng để dìu dắt, để cảm hóa những tư tưởng ban đầu còn mù mịt, bước chân trong chốn bụi trần,chân giả, giả chân ma ma Phật Phật.
Đạo cao Long Hổ phục
Đức trọng Quỷ Thần kinh
Ngộ Pháp tại Tâm, Lý đạo tại nguồn nên Thầy ấp ủ ước mong cầu xin ơn trên, Thầy Tổ chứng nguyện sớm có cơ duyên về bên nguồn Gốc nương nhờ công đức Thầy Tổ mà tu tập nhằm thẩm thấu cốt lổi nhiệm mầu chơn pháp của Pháp môn, nguyện xin hiến dâng chuổi ngày còn lại tại cỏi Ta Bà để làm cầu nối truyền đạt sự huyền diệu nhiệm mầu chơn truyền chánh pháp của Thầy Tổ cho con cháu trong phần đạo tu tập.
Dòng đời cứ trôi nhưng có bao giờ yên ả như mình mong muốn, rồi đất lành lại lên cơn sóng gió, Thầy ngậm ngùi cảm nhận được trước cảnh Huynh đệ conn cháu sẻ và đang chịu hồi thử thách trước thế thái tình đời chuyển xoay, xoay huyển trước nghiệp duyên mà Thầy phải trả.
Vào năm Tân Dậu 1981 Thầy gặp đại nạn tai ươn và thanh thản để trả nợ cho xong trong kiếp nhơn sinh này. Trong thời gian bị tù đày, qua nhiều nhà lao từ trại tạm giam Tp.Quy nhơn đưa đến chân núi Một Vân Canh rồi cuối cùng tại Kim sơn K18. Thầy vẩn không hề nao núng động tâm, thản nhiên chịu đựng và kiên trì tu tập trong nhà tù, nương nhờ tại đây làm nơi tịnh dưỡng, suy gẫm chuyện đời, lo toan việc đạo, giữa trời đất mênh mông làm chánh điện để công phu hành đạo, coi đó là nợ tiền căn-chuyện nhân quả không hề một lời than vản, đắng đo, than trách.
Cùng cuốn theo nghịch cảnh ở tại Phật đường Linh Sơn Giác Hải Tự-Nhơn Lý cũng gặp nhiều dông tố phong ba, cũng thăng trầm theo thế cuộc, nhưng nhờ hồng phúc của Thầy Tổ trợ duyên vẫn được các đệ tử chân chính một lòng đồng thuận cùng gánh vát trách nhiệm lượn theo con nước ròng đang hồi lên xuống mà cương nhu cho phù hợp, để bảo tồn nguyên vẹn và phát triển cái chân thật huyền dịu của Đạo mầu.
Mặc dù còn đang trong vòng lao lý, năm Quý Hợi 1983 Thầy đã trực tiếp hoan hỉ ủy thác cho đệ tử Huệ minh Đãnh vào Sài gòn phối hợp cùng đệ tử Huệ minh Phương-Huệ minh Phong về Đông Sơn Tự Bàn Cờ-Sài gòn diện kiến trước Lục 5-Huệ minh Phất, thay mặt Thầy xin được nhận lãnh Đạo mầu, dù trong thực tế Thầy vẫn còn đang lâm nạn trong nhà tù.
Thật mầu nhiệm thay khi về trình, Đức Lục 5 đã hiểu cơ duyên mỉm cười và hoan hỉ trợ duyên chứng ban cho Thầy Ấn Đạo Ngọc Hoàng, Ấn này đích thân đệ tử Huệ minh Phương trực tiếp cung thỉnh Đức Lục 5 bằng xe gắn máy honda Dam vào chợ lớn-sài gòn giao cho nhà điêu khắc Phùng Thiên Nhai thực hiện bằng chất liệu Ngà và mang về tại Phật đường Linh sơn Giác hải tự-Nhơn Lý chờ Thầy.
Sau khi mãn hạn tù năm Giáp Tý 1984-đến năm Ất Sửu 1985 Thầy về Đức Lục 5 Huệ Minh Phất Saigon để chính thức nhận sự điểm hóa Ấn Đạo.
Vào năm Đinh Mẹo 1987 tại Phật đường Đông Sơn Tự Sài gòn được Đức Lục 5 chứng ban cho thọ lãnh 6 lớp Sắc mẫu về miền Trung-Trung bộ hoằng hóa đạo pháp, thay mặt Thầy Tổ chấp bút Sắc lệnh ban cho Huynh đệ con cháu trong phần đạo và cũng từ đó Thầy chuẩn bị mọi việc cần thiết và cho ra đời những mẫu Sắc đầu tiên tại miền Trung-Trung bộ để cấp cho Huynh đệ con cháu trong phần đạo tại Phật đường của Thầy vào đầu năm Kỷ Tị-1989. Phụ trách cho việc chấp bút lên Sắc viên thành là phải ghi nhận công lao đạo đức hết lòng của đệ tử Huệ minh Đãnh, Huệ minh Phương, Huệ minh Phong, Huệ minh Độ.
Cũng vào năm Đinh mẹo 1987 tại: Đông Sơn Tự, Sài gòn được Đức Lục 5 Minh sư Phật đạo Huệ Minh Phất khai Tâm, chứng đạo và trợ duyên hoằng hóa đạo pháp, chứng ban Pháp hiệu Vô vi Phật đường Nhơn Lý của Thầy là: Đông Đức Tự. thay cho Pháp hiệu Linh sơn Giác hải Tự, để đủ duyên, đủ lực phổ cập đại chúng trong giai đoạn mới theo xu thế chung thời đại.
Đây Đông Sơn tự
Nơi cội nguồn đạo pháp
Về tại Đông Sơn
Thọ lãnh pháp nhiệm mầu
Thầy được Lục 5
Khai Tâm truyền chứng Ân
Duyên đợi là đây
Ngộ đạo đắc viên thành
Tiếp tục nhận được sự trợ duyên vô cùng quý báu, Đức Lục 5 Huệ minh Phất thị chứng Ấn Thập Phương Tam Thế Phật-MINH THIÊN NHẬT NGUYỆT nhằm ngày 15-10-Kỷ tị (1989-1990). Tiếp nhận quyền năng để đầy đủ Quyền lực, mặc nhiên khẳng định thay mặt Thầy Tổ chứng độ cho con cháu, phổ cập đại chúng, mở mang đạo pháp nhằm tiếp cận chúng sanh theo xu thế mới cho phù hợp cùng thời cuộc.
Trước công lao to lớn vì đạo đức, giữ gìn nguồn gốc đạo đức, mở mang nguồn Đạo cho đại chúng đi đúng theo chơn truyền Thầy Tổ, ghi nhận trước Đức hạnh trong sáng của Thầy nên năm Đinh Sửu 1997 Đức Lục 5 Huệ minh Phất hoan hỉ chứng minh truyền giao trọng trách cho Thầy thọ lảnh nguyên gốc Ấn Phật Gia Bảo khai đạo của Pháp môn do Đức Lục Tổ Huệ Tâm Nhãn truyền lưu lại:
Ấn Pháp Lưu truyền Đông Đức Tự
Minh Sư kế thế phụng hoằng dương
Lĩnh hội tư tưởng và di lệnh thiêng liêng của Đức Lục 5 Huệ minh Phất-Trần văn Lợi Saigon. Sống tốt Đạo, đẹp Đời, Đạo Pháp hòa mình trong lòng Dân tộc, tiếp nhận sự Nhiệm mầu của Phật Pháp theo dòng phái Cư sĩ Di Đà Vô Vi nhẹ nhàng đi vào lòng người theo phương thức Tín Ngưỡng Dân gian để hoằng hóa chúng sanh, đặc biệt là tính kế truyền và sự kế thừa liên tục.
Khi giao Ấn, Đức Lục 5 gọi đây là Ấn Phật Gia Bảo Pháp môn Khai Đạo. Là biểu tượng cho sự nối truyền Pháp môn,khai thông theo dòng chảy cùng thời gian.
Lục 5 căn dặn: mỗi thế hệ đi qua truyền giao lại được cho thế hệ kế tiếp thực hành chơn pháp là trách nhiệm chơn chính của người đệ tử trước Thầy Tổ, là bổn phận thiêng liêng của người Cư sĩ Di Đà vô vi… Pháp môn của Đạo, chơn truyền của Thầy Tổ có đồng hành cùng năm tháng, để chung vai gánh vác độ đời, dìu dắt nhơn sinh, cứu người tật bệnh, giúp kẻ hiểm nghèo-tất cả làm được hay không đều nhờ sự Kế truyền và Nối tiếp của thế hệ hôm nay, ngày mai…
Khi nhận Ấn Phật Gia Bảo, Thầy xem những lời căn dặn của Lục 5 là mệnh lệnh để thực hành nghiêm túc, là sứ mạng thiêng liêng để truyền giao những lời căn dặn Tâm huyết này cho các đời kế tiếp thành một Di Lệnh bất hủ trên tinh thần thật vô tư thật trong sáng vì Đạo Pháp.
Khi đắc thành chơn Pháp, nhận Lãnh : Ấn Gia Bảo Khai Đạo của Pháp môn về miền Trung-Trung Bộ hoằng hóa. Thầy nhanh chóng tiếp cận nhiều Phương pháp Công Phu hành đạo của Huynh đệ khắp mọi miền trong cùng Pháp môn để làm tư liệu, để nghiên cứu. Dìu dắt theo căn duyên, tạo ra lớp môn đồ, môn đệ kế thừa thành những người công dân gương mẫu, tiêu biểu có ích cho đời cho đất nước, thành những vị Cư sĩ Minh sư đạo hạnh theo đúng chơn truyền của Thầy Tổ. Đặc biệt nhân duyên-Thầy có 3 người con trai ở phần đời, tất cả đều quy phục-là đệ tử của Thầy, có công giữ gìn và phát dương Đạo Pháp.
Với Quỹ thời gian còn lại Thầy dồn hết Tâm sức hoàn thành những kinh nghiệm Quý trong tập Bí Pháp Thần Lực, Nghi thức Công phu, Phương thức Hành Đạo, Sắc Lệnh hiện hành, Mật Ấn Pháp môn để lưu lại cho con cháu tu tập, lưu giữ và hy vọng mong rằng thế hệ sau tiếp tục bổ sung chỉnh lý cho phù hợp từng giai đoạn để phổ cập thật gần cùng đại chúng.
Mong muốn, sưu tầm những tư liệu quý từ chơn truyền nguyên bản gốc của các Vị Tổ dày công Tu luyện đạt thành để chiêm nghiệm sự tinh túy, sự nhiệm mầu trong mổi bước đi trên con đường giải thoát.
Trên một con đường
Có nhiều cách để đi
Kết thúc chậm nhanh
Do mình bòn công đức
Muốn mong đúng gốc
Thầy Tổ đã lưu truyền
Hậu thế đời sau
Noi theo đi đúng Pháp
Không thẹn tiền nhân
không làm hoen mối Đạo
Đạo pháp hiển linh
Lưu giữ mãi trường tồn
Thầy căn dặn lại cho Huynh đệ con cháu như một di huấn tâm huyết để nghiền ngẫm và định hướng trên bước đường tu học : Con đường chúng ta đang tu học, đây là một Phát môn giản dị mà không cần tu viện, chùa chiền, không cần Triết học phức tạp.
Chúng ta có bộ não, có trái tim nhân ái đó là chùa chiền, đó là tu viện và triết học của chúng ta là lòng Từ bi, nghĩa nhân, đức hạnh cùng sự tử tế.
Thực ra tôn giáo không có nghĩa là phải có giáo điều, chùa chiền, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài vì chúng chỉ hổ trợ trong việc điều trị nội Tâm.
Khi Tâm đã lắng, đã định-để thực hành nghiêm túc thì mỗi Cư sĩ chúng ta thực sự là một hành giả tôn giáo rất thuyết phục đại chúng.
Con đường chúng ta đi cần sự nhẫn nại kiên trì, không nôn nóng không vội vàng mà cứ từ từ, cứ đều đều không ngắt, tập cho Tâm bền, chậm nhưng chắc.
Năm Nhâm Ngọ-2002 biết mình sức yếu, Thầy nhận thấy đã đến lúc bắt đầu công bố những sắp xếp của Thầy từ nhiều năm trước có cập nhật theo thời gian về sự truyền giao việc Đạo đức hệ trọng phải rỏ ràng, minh bạch, dứt khoát cho các đệ tử biết trong thời gian Thầy còn tại thế, trong trạng thái vẫn minh mẫn sáng suốt, đây cũng là thước đo cho sự đoàn kết một lòng, cho sự thanh Tâm an lạc của người cư sĩ, nhằm tránh những điều sân si đáng tiếc có thể xảy ra mà đã từng xảy ra trong quá khứ của các gương tiền nhân của nhiều hệ phái còn lưu lại như một bài học xót xa để cảnh tỉnh, để chấm dứt những nông nổi nhứt thời để nổi đau triền miên không cứu vãn được.
Đầu tiên Thầy gọi đệ tử Huệ minh Phong-Ngô thành Huynh từ Sài gòn về Đông Đức Tự-Nhơn Lý làm trung gian để Thầy chuyển Ấn Phật-Thập Phương Tam Thế về tại Phật đường Đông Quang Tự-Sài gòn giao cho đệ tử Huệ minh Phương gìn giữ.
Cư sĩ Huệ Minh Phương: Thế danh là Ngô Thành Hà sinh năm Tân sửu-1961, tại xã đảo Nhơn Châu, Tp.Quy nhơn, Bình Định, trong gia đình 2 đời làm nghề biển, nhưng con cái khi đến tuổi đi học đều chuyển về Tp. Quy nhơn để sinh sống và học tập nên sau này không ai theo nghề này.
Ngày 12 tháng Giêng năm Canh Thân-1980 tại Phật đường Minh sư Huệ minh Ngộ, xã Nhơn Lý, Tp.Quy nhơn được Đức sư Thầy 2 An-Huệ Minh Ngộ chứng đạo, khai phần tu niệm, là đệ tử thứ 3 của Thầy.
Năm Nhâm Tuất-1982 xét thấy môi trường sống còn quá giáo điều, máy móc khuôn rập không có điều kiện để con cái phát triển nên cụ Ngô thành Hải chuyển gia đình vào Saigon lập nghiệp.
Chịu khổ một Đời
Để Đời sau tung cánh
Chắp cánh ước mơ
Để nối vạn ước mơ
Trong môi trường mới giữa Sài gòn xa lạ, một thân một mình tự tu khi xa Thầy nhưng đó cũng chính là Căn duyên để tiếp cận với nguồn Gốc khi được Sư Thầy Huệ minh Ngộ gởi gắm cho Đức Lục 5-Huệ minh Phất-saigon trực tiếp trợ duyên tu học từ đó.
Là môn đệ được Đức Lục 5 trực tiếp dạy dỗ cùng hiền đệ Huệ minh Phong(Huynh), Huệ minh Phúc(Hoan), Huệ minh Lâm(Thành) trong giai đoạn từ năm Nhâm Thân-1982 đến năm Canh Thìn-2000 nên có điều kiện gần gũi nương nhờ sự trợ duyên hết lòng, kịp thời của Đức Lục 5, đặc biệt giải quyết những vấn đề xảy ra trong cuộc sống đời thường, và cho đến ngày nay vẫn còn lưu giữ được di bút dạy truyền, chỉnh sữa, những khoảnh khắc bằng hình ảnh của Đức Lục 5-Huệ Minh Phất. Đây là những tư liệu quý, cũng là tài sản vô giá không của riêng ai mà cho tất cả Huynh đệ trong phần đạo chiêm nghiệm hôm nay và mãi mãi. Và đây cũng là trách nhiệm phải bảo quản và giữ gìn di bút này như một phần di tích không tách rời trong bước đường tu học của đạo pháp Khai vương Tịnh Độ.
…Nắn nót từng dòng
Lục viết lại Chơn Linh
Nét bút run run
Chảy dài trên trang giấy
Như nổi nhọc nhằn
Người chấp chính chưởng môn
. vào những năm 2009 khi Bà rịa vũng tàu bắt đầu chia tách lại địa giới hành chánh thì Huỳnh Hổ không còn trực thuộc Thị trấn Long Hải, mà trực thuộc khu phố Hải sơn, thị trấn Phước Hải, Huyện Đất Đỏ, Tình Bà Rịa vũng tàu cũng kéo theo bao khó khăn nhất định như đăng ký tạm trú từng Huynh đệ khi về núi, sự bất cập này kéo dài đến năm 2012.
Để giải quyết và tạo điều kiện cho Huynh đệ các nơi về núi tịnh dưỡng an tâm an lạc, nên cư sĩ Huệ minh Phương có đề xuất thành lập 1 Ban để chánh danh thay mặt Trụ trì quan hệ công tác với địa phương trên tinh thần tốt đạo đẹp đời, đạo pháp trong lòng dân tộc, được sư đồng đồng thuận của các vị lão thành như sư ông 3 Huệ minh Trực-Nguyễn thành Xuân, sư ông út Ngô Hồng Hiệp cùng sự giúp sức của cư sĩ Huệ minh kiên -Lê văn Thắng và phương án này được sư chuẩn y nhanh chóng của Trụ trì Huỳnh Hổ là cư sĩ Huệ minh Đắc- Trần văn Đá và đi vào thực hiện với Quy chế làm việc cho Ban Phật sự Huỳnh Hổ từ đó, giải quyết rốt ráo mọi vấn đề phát sinh về tạm trú, nhân rộng sự giúp đở cũng như hưởng ứng các phong trào , chia sẻ khó khăn chung của xã hội như giúp quỹ người nghéo, Quỹ Phòng chống lũ lụt, phòng chống cháy rừng.v.v.....
Hữu duyên được sư ông 7 Huệ minh Đắc- Trần văn Đá giao giữ 1 bản Ủy Quyền với lời căn dặn nếu sau khi ông Liễu đạo mà bản chánh tại Long hải thất lạc không công bố được, thì bản phụ này sẻ được mở ra để thực hiện những điều ông gởi gắm lại cho lớp kê thừa.
Sau những tháng năm thăng trầm cùng Đạo Pháp, vào mùng 1 tết nguyên đán năm Bính Tuất 2006 tại Phật đường Đông Đức Tự xã Nhơn Lý, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định, Đức Minh sư Huệ minh Ngộ kính cáo Ơn trên Phật Trời, cầu nguyện Thầy Tổ chứng minh, chính thức chuyển giao cho thế hệ kế tiếp giao lại cho Minh sư Huệ minh Đãnh kế thừa Ấn Phật Gia bảo Khai đạo Pháp môn cùng di huấn: Phải thực hiện di Lệnh-những điều Tâm huyết của Đức lục 5 Minh sư Phật đạo Huệ Minh Phất đi vào cuộc sống Đạo Pháp cho hôm nay và thế hệ kế tiếp, thực hành xuyên suốt mang tính kế thừa và liên tục.
Cư sĩ Huệ Minh Đãnh: Thế danh là Bạch Trường Linh, tục gọi là Thầy 3 Linh Quy nhơn. Sinh năm kỷ Hợi-1959 tại làng xương Lý, xã Nhơn Lý, Tp. Quy nhơn, Tỉnh Bình Định.
Là đệ tử đầu tiên của Đức Thầy 2 An-Huệ minh Ngộ, khai phần vào ngày 28 tháng 10 năm Kỷ mùi-1979, tại Phật đường Minh sư Huệ minh Ngộ-xã Nhơn Lý, Tp.Quy nhơn, Bình định.
Thọ hưởng được duyên lành cộng sự cần mẫn cùng có Tâm đạo kiên trì học hỏi. Ngoài thời gian được Thầy khai Tâm chứng đạo, không quản đường sá xa xôi để xuôi ngược đó đây cầu pháp, lúc ghé Đông Linh Tự xóm cầu cao thôn Lục thượng,Tuy Phước để khơi nguồn đạo đức, Lúc đến Phan Thiết Linh đãnh Giác môn-Đông Linh Thiên Phước Tự diện kiến cùng Đức Sư Tổ Huệ minh Mầu, để ngộ chân lý rồi vào Đông sơn Tự Saigon để thọ lãnh hồng ân của Đức Lục 5 Huệ minh Phất ban cho, rồi từ miền trung cùng dìu dắt con cháu lặn lội về Phật động Huỳnh Hổ cái nôi của nguồn cội, Rồi bước chân rong rủi đó đây vùng năm non bảy núi của Thất sơn huyền bí để chiêm nghiệm sự nhiệm mầu của Đất Trời.
Sau khi Đức sư Thầy thị tịch, Cư sĩ Huệ minh Đãnh là người kế thừa, thay mặt sư Thầy dìu dắt huynh đệ con cháu trong phần đạo đức nhánh đạo của Đức Thầy 2 An-Huệ Minh Ngộ cho đến ngày nay.
Không vướng bận việc đời, Công việc đạo đức đã sắp xếp gọn gàng, Thầy thanh thản ung dung nhìn con cháu trong phần tu tập, hoằng hóa, dỏi theo từng bước chân nhẹ nhàng của con cháu như chính nhịp đập của trái tim nhân ái, yêu thương nồng nàn, bao dung vô bờ bến của Thầy.
…Bình thản ung dung
Nhưng sóng ngầm xao động
Cũng bởi chúng con
Thầy không được yên lòng
Cũng bởi chúng con
Đêm dài Thầy mất ngũ
Việc Đạo việc Đời
Vẫn đè nặng đôi vai
Sau 28 năm, dày công khổ hạnh, tận tụy trên bước đường tu luyện, vượt qua nhiều gian nan thử thách, hoằng hóa, khuyến tu, giác ngộ cho nhiều lớp kế thừa theo con đường đạo đức tu hành của Thầy Tổ cho đến ngày đắc thành viên mản.
Vào đầu mùa xuân năm Bính Tuất. Lúc 3 h sáng, ngày 21 tháng Giêng (nhằm thứ bảy18-02-2006) tại: Đông Đức Tự-xã nhơn lý, Tp.Qui nhơn.
Thầy an nhiên thâu thần Thị tịch.
Để lại môn đồ-nổi xót thương vô hạn.
Và để lại Đời-gương Đạo Đức Nghĩa Nhân.
Tang lễ được tổ chức trọng thể tại Phật đường Đông Đức Tự, xã Nhơn Lý theo phong tục tập quán của địa phương, sau đó đưa về an nghĩ bên cạnh phần mộ cố phụ trong khuôn viên nghĩa trang Tộc họ Bạch xã Nhơn Lý, Thành Phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định.
Sau khi Thầy viên tịch, để tạo sự đoàn kết một lòng và tính thống nhất của hệ nhánh, sau khi cầu nguyện xin Thầy từ bi, hỉ xả chứng minh, Ấn Phật-Thập Phương Tam Thế từ Saigon được cung thỉnh trở về Phật đường Đông Đức Tự-Nhơn Lý xin Huynh trưởng Huệ minh Đãnh hoan hỉ thọ lãnh và thay mặt Thầy Tổ kế thừa chứng độ dìu dắt huynh đệ con cháu trong phần đạo, phổ cập đại chúng, mở mang Đạo Pháp. Thực hiện theo đúng tinh thần đạo pháp của Đức Lục 5-Minh sư Phật đạo Huệ Minh Phất mong muốn.
Thể theo nguyện vọng chính đáng của Huynh đệ con cháu trong phần đạo, Thông qua Sư Bà Huệ Minh Tâm-Tô Thị Phấn tại Bàn cờ-Sài gòn. Được sự chuẩn y của Trụ trì Phật Động Huỳnh Hổ-Thị trấn Long Hải kế vị hiện hành Cư sĩ Huệ Minh Đắc-Trần Văn Đá cùng Quý vị chức Sắc Long Hải-Bà Rịa, Tp. Hồ chí Minh, vào năm Đinh Hợi 2007 các đệ tử đồng lòng cùng nhau quyên góp Tài vật chung tay đúc Cốt tượng của Thầy an vị tại nhà Ngang Phật Động Huỳnh Hổ bên cạnh Cốt tượng Đức Lục 5 Huệ minh Phất để con cháu có dịp hành hương về cội nguồn đốt nén nhang tưởng nhớ công lao đạo đức của Thầy bên cạnh các vị Tiền Tổ, Hậu Tổ Khai sáng Đạo mầu.
Ngày nay tại Phật đường Đông Đức Tự vẫn khói nhang nghi ngút được Cụ Bà Nguyển thị Khanh người bạn đời thủy chung gắn bó đồng cam cộng khổ, chịu thương chịu khó suốt chặng đường thăng trầm của cuộc sống và hết mực yêu thương của Thầy, đã đồng hành cùng các đệ tử chân chính kế thừa bảo tồn nguyên vẹn, như lúc Thầy còn tại thế-và trùng tu phát triển nhằm lưu lại Di tích : vừa là bổn phận, vừa là trách nhiệm cho hậu thế mai sau chiêm ngưởng, để trong hiện tại và mãi mãi là biểu tượng cho sự đoàn kết một lòng, là nơi đệ tử về tu tập, lắng lòng dưỡng Tâm hành đạo. Thực hiện theo tư tưởng sáng ngời, tấm lòng nhân ái vị tha, quảng đại của Thầy.
Có trước có sau
Và có nghĩa có tình
Một khối kết đoàn
Là những điều Thầy dặn
Xá chi Danh lợi
Nặng gì chút Phù du
Tiếp tục thực hiện những điều Thầy tâm đắc, tiếp tục thực hiện những điều Thầy còn trăn trở và trong hiện tại vẫn còn nhiều đệ tử của Thầy đang cùng đồng Tâm, hiệp Lực, đoàn kết và tiếp tục thực hiện sứ mạng thiêng liêng của Thầy để lại cho hôm nay và nối truyền cho hậu thế mai sau dưới sự dẫn dắt tiêu biểu và thống nhất của đệ tử kế thừa Minh sư Huệ minh Đãnh và sự trợ giúp hết lòng của Cư sĩ Huệ minh Phương, Huệ minh Phong, Huệ minh Quang, Huệ minh Hậu,Huệ minh Vị, Huệ minh Phúc, Huệ minh Độ, Huệ minh Khen, Huệ minh Hóa cùng các Huynh đệ con cháu trong phần đạo, dù rằng đây đó vẫn còn những hạt sạn trên nền thềm Đạo đức mà các đệ tử kế thừa vẫn ngày đêm từng giây từng phút dang tay nhặt nhạnh vì sự thống nhất, vì sự vẹn tròn và phát triền của đạo pháp.
Hiện nay tại Phật Đường Đông Đức Tự Nhơn Lý, Quy nhơn, Bình định được Cư sĩ Huệ minh Độ thay mặt huynh đệ giám tự chu toàn mọi việc hương khói.
Cư sĩ Huệ minh Độ thế danh là Bạch xuân Thao sinh năm Canh tuất-1970 được Thầy khai tâm chứng đạo khai phần ngày 24-10 năm Tân dậu-1981.
Vốn tính cương trực thẳng lòng thấy sai là nói, thấy đúng là khen không để bụng, đặt nguyên tắc giữ gìn truyền thống lên hàng đầu nhưng cũng biết lắng nghe cầu thị cho phù hợp sự phát triển môi trường chung, hết lòng vì đạo pháp. Vừa là con, vừa là đệ tử của Thầy nên việc bảo tồn nguyên vẹn và Phát triển theo thời đại để xứng tầm những gì Thầy lưu lại, đó là nổi lo canh cánh không nguôi trong lòng của cư sĩ Huệ minh Độ.
…Một chút lòng thành chúng con tưởng nhớ công lao đạo đức của Thầy mang gốc Đạo.
KHAI VƯƠNG TỊNH ĐỘ
THẬP PHƯƠNG TAM THẾ PHẬT
DI ĐÀ VÔ VI
Về miền Trung-Trung bộ hoằng hóa và mở mang theo di huấn của Đức Lục 5 Huệ minh Phất truyền giao năm Đinh Sửu 1997, và di nguyện các vị Tiền Tổ, bằng tấm lòng vô tư và trong sáng: vì Đạo Pháp trường tồn. Thành tâm 1 lạy, chúng con tưởng nhớ ân sư.
(nguồn Tư liệu của NGƯỜI TRONG HUYNH ĐỆ biên tập cung cấp)