HUỆ MINH PHẤT
ĐÔNG SƠN TỰ-KẾ THỪA
Bàn cờ Quận 3-Tp. Hồ Chí Minh
ĐỨC MINH SƯ PHẬT ĐẠO HUỆ MINH PHẤT
TRẦN VĂN LỢI
Trước khi thị tịch Đức Lục Tổ Huệ Tâm Nhãn Truyền giao:
Ấn Phật Gia Bảo-Khai đạo cho Đức Lục 5 gìn giữ lưu truyền và chứng ban cho Đức Lục 5 Ấn Đạo chứng minh Sắc lệnh, để thay mặt Thầy Tổ chứng ban Sắc Lệnh cho Huynh Đệ trong phần đạo tu, của thời kỳ chuyển độ mới-nối kết mở ra Phương thức hành trì công phu Vận chuyển trong Thập phương Tam Thế Phật,để sau cùng thọ nhận hồng ân Ấn Phật Gia bảo Khai đạo để trở về Phật đạo tu để giải thoát.
Đức Lục Tổ truyền giao Ấn Phật Gia bảo cho Đức Lục 5 Minh sư Phật Đạo Huệ Minh Phất kế thừa đời thứ 2 với mong muốn lưu truyền Hệ phái cư sĩ Di Đà Vô Vi mãi mãi trường tồn trên nguyên tắc cơ bản Tam giáo quy nguyên: Nhơn đạo-Tiên đạo-Phật đạo.
Đức Lục 5 là người có căn duyên được Đức Lục Tổ Huệ Tâm Nhãn uỷ quyền khi Ngài còn tại thế giao Đức lục 5 cầu nguyện và xin Ơn trên chứng và ban Pháp danh Đạo.
Khai Vương Tịnh Độ
Thập Phương Tam Thế Phật
Di Đà Vô Vi
Để chuyển xoay mở ra thời kỳ mới công phu vận chuyển theo Thập phương Tam Thế Phật.
Dựa Tinh Thần Phật đạo làm con đường chính đi để giải thoát và dìu dắt phổ độ đại chúng.
Dựa Phương tiện Tiên đạo làm phương thức hổ trợ, trợ duyên.
Dựa Tư tưởng Nhơn đạo để cảm hóa đại chúng , môn đồ và lấy Gia đình làm nơi an trụ nhập thế.
Xoay chuyển chuyển xoay
Để thích nghi thời thế
Tiếp cận chúng sinh
Nhưng không làm mất Gốc
Đi cùng thời đại
Hòa nhập không hòa tan
Đạo Pháp Khai Vương
Theo Chơn truyền Thầy Tổ
Trong thời gian đầu nhận Ấn lệnh để hành đạo, Đức Lục 5 cũng gặp không ít khó khăn sóng gió từ Huynh đệ trong phần đạo đức, lòng người còn bất nhất khi bản ngã sân si, đố kỵ tham muốn chưa diệt hết trong từng tấm lòng của người cư sĩ.
Đức Lục 5-Thế danh là Trần văn Lợi.
Pháp danh là Huệ Minh Phất tục gọi là Thầy 5 Bàn cờ-Sài gòn. Ngài sinh năm Kỷ mùi-1919 tại làng Vĩnh Hựu, Gò Công Tây, Tỉnh Tiền Giang.
Thân phụ là Cụ ông Trần văn Cử (cụ Bảy Cử). Sinh năm Đinh Hợi, mất 14 tháng chạp Canh ngọ. Di cốt cải táng tại Phật động Huỳnh Hổ năm 1995.
Thân mẫu là Cụ bà Nguyễn Thị Thừa, mất ngày 25 tháng 4 âm lịch.
Gặp Đức Lục Tổ chứng đạo và khai phần tu học ngày Rằm, tháng 3 năm Bính Tý (06-4-1936), Đức Lục 5 vẫn lấy tên Chùa là Đông Sơn Tự tại Ta bà-như một sự nối tiếp và tiếp tục dẫn dắt huynh đệ trong phần đạo, phổ cập đại chúng . Từ đây một Đông Sơn Tự mới bắt đầu tại đường Lý Thái Tổ, Phường 1, Quận 3, Tp. Hồ chí Minh-Địa danh mới nhưng bản chất vẫn bám theo chơn truyền chánh thống của Đức Lục Tổ Huệ Tâm Nhãn lưu lại.
Một cái nôi ở cỏi Ta bà này đã phát dương Đạo Pháp trong giai đoạn 1951-2000 cường thịnh nhất, hoan hỉ nhất, là vùng đất lành cho chim đậu.
Nơi nơi-trên mọi miền không biên giới trở về đây phủ phục chí Tâm quy mạng lễ bên Đức Lục 5 xin được khai ân chứng Đạo trợ duyên để tu học, tự hào như tìm về cội nguồn chánh thống và tiêu biểu nhất của hệ Phái.
Đạo Pháp chuyển xoay
Để tiếp tục độ đời
Đời đang cần Đạo
Giữa dông tố phong ba
Đạo phải nương theo
Độ Đời qua bến Giác
Đức hạnh của Đức Lục 5-Minh sư Phật đạo Huệ minh Phất đã chinh phục được các môn đồ, tín chủ không thiên vị, không phân biệt, không đặt quyền lợi riêng tư trên đạo pháp, không câu nệ, lấy Phẩm hạnh thay cho công thần, lấy công phu hành đạo làm mực thước để luận công tu học.
Sư hành Đạo Hạnh Pháp Vô Vi
Huệ mẫn khai thông Ấn Chơn truyền
Minh Tâm một chuổi Bồ đề niệm
Phất ánh Đạo vàng độ chúng sinh
Cuộc đời trai trẻ của Ngài là cả chuổi ngày dài rày đây mai đó trong kiếp sống tha phương gian truân cầu thực, tìm đạo cả vùng nam kỳ lục tỉnh nào sót dấu chân Ngài, các võ đường đạo phái nào Ngài củng tiếp cận gần gủi sẻ chia, đến khi hạnh duyên nở rộ lúc gặp được đức Lục Tổ Huệ Tâm Nhãn và lại một lần nữa bước chân lại mạnh mẽ hơn, thoăn thắt qua các vùng năm non bảy núi đề tu học.
Vốn là người có bản lĩnh, giàu nghị lực mẫn cán, thông tuệ, bằng sự chân tình gần gủi giản dị, nên đi đâu cũng được nhiều người cảm phục và phủ phục.
Đời không dông tố-Tâm sao sáng
Đạo chẳng gian nan-Trí bất thành.
chuyển đổi theo dường lối Tu theo Thập phương Tam thế Phật và phổ kệ lấy Pháp Bảo Đàn kinh của Huệ Năng Đại sư làm phương hướng :
Lục Tổ Đàn kinh
Nói thông, Tâm cũng thông.
Như mặt nhựt trên không
Duy truyền Pháp thấy Tánh
Xuống thế phá Tà tông.
Pháp vốn không đốn tiệm
Mê ngộ có chậm mau
Chỉ môn thấy Tánh ấy
Kẻ muội khó kham vào.
Tuy nói muôn việc đủ
Lý hiệp một không hai
Trong lòng sanh khổ não
Thường tu Huệ phát khai.
Tà sanh phiền não dấy
Chánh đến não phiền tan
Chánh Tà đều chẳng dụng
Thanh tịnh chứng Niết Bàn
Bồ đề là tự Tánh
Tâm động tức vọng mông
Tịnh Tâm trong chổ vọng
Tâm chánh thường vọng tiêu
Người tu theo chánh Đạo
Muôn vật chớ tổn thương
Lỗi mình hay xét thấy
Mới hợp đạo chơn thường
Muôn loài tự có Đạo
Chớ giết hại loài nào
Lìa Đạo mà tìm Đạo
Chung thân Đạo khó thành
Bôn ba qua một kiếp
Rốt cuộc não phiền còn
Muốn thấy viền chơn Đạo
àm chánh ấy Đạo chơn
Đạo Tâm mình sẵn có
Làm quấy Đạo lìa xa
Người thật lòng hành Đạo
Lỗi Đời khá bỏ qua.
Nếu thấy người lầm lỗi
Ấy mình lỗi chẳng sai
Người lỗi Ta không lỗi
Ta lỗi bởi chê bai.
Hãy trừ lòng tưởng quấy
Phiền não phá tiêu tan
Ghét yêu đừng đễ dạ
Duổi cẳng nghỉ thanh nhàn.
Muốn toan lo độ Thế
Phương tiện phải sẵn sàng
Chớ để người nghi hoặc
Tánh họ mời quang minh
Phật Pháp ở Trần thế
Không xa thế giới mà
ỏ đời tìm chánh đạo
Sừng Thỏ kiếm đâu ra.!
Chánh kiến là xuất Thế
Tà kiến ấy Thế gian
Chánh Tà điều phá hết
Phật Tánh hiện rõ ràng.
Tụng này là Đốn giáo
Cũng kêu đại Pháp truyền
Mê nghe hàng lũy kiếp
Ngộ thất Phật Tâm liền.
Ngày mùng 9 tháng giêng năm Canh thìn-2000 Đức Lục 5 Huệ minh Phất Trần văn Lợi thị tịch vào giờ mẹo tại Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh. Để lại cho đời gương Đức Hạnh Đạo Vô Vi.
Khai thông đường sáng để tu than
Vương Ấn chứng minh kẻ thanh bần
Tịnh dưỡng tinh thần Quang ánh tỏ
Độ người Cư sĩ diệt tham sân
Thập nhị thời thần lo tu niệm
Phương nào chư Phật cũng từ bi
Tam giáo là đạo từ xưa cổ
Thế bực ngàn năm vẫn giữ gìn
Phật, Thánh, Tiên-tâm ghi dạ khắc
Đạo vàng toả sáng khắp năm châu
Vô cùng huyền dịu đâu cũng kính
Vi là vi dịu..mở Thiên cơ
Tang lễ được tổ chức trọng thể tại Phật đường Đông Sơn Tự-đường Lý Thái Tổ, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Đại diện Huynh đệ con cháu khắp mọi miền về chịu tang và đưa Linh cửu Đức Lục 5 về nơi an nghỉ tại trị trấn Long Hải đất nhà của cư sĩ Trần văn Đá-Huệ minh Đắc, gần chân núi Kỳ Vân.
Ngày tiển Lục 5
Xác thân về cát bụi
Giọt lệ tiển đưa
Tránh sao khỏi ngậm ngùi
Nằm bên chân núi
Vang vọng hướng đầu non
Lưu tạm nơi đây
Để chờ ngày về núi
Bên cạnh Tổ Thầy
Hoằng hoá độ môn sinh
Cầu nguyện Ơn trên
Chứng Lục 5 đắc đạo
Đạo Pháp nhiệm mầu
Lục chứng độ con tu
Sau khi Đức Lục 5 thị tịch, có nhiều lý do nên nơi này không giữ được, Nhà đã bán và người mua đầu tiên là vợ chồng chú Hiếu cô Lan (buôn bán xe ở khu Gia Long cũ-gia cảnh lúc bấy giờ khá sung túc) cũng là đệ tử ruột thịt của Đức lục 5.
Trong chuyện bán mua-quy luật tự nhiên ai mua cũng vậy, miễn bán được là đạt theo sở nguyện của mình rồi, nhưng là đệ tử ruột thịt của mình có điều kiện mua lại thì rất tốt-rất đẹp. Đẹp đến nổi nhiều Huynh đệ trong phần đạo đức lúc bấy giờ ngẩn ngơ mừng thầm và ứa nước mắt khi nghe sở nguyện của người mua cố giữ nơi này để làm kỷ niệm-Niềm hy vọng rằng rồi đây vẫn còn có cơ duyên trở về tìm lại nơi Đức Lục 5-sinh thời đã gắn bó….. đã hoằng dương mở mang đạo Pháp, vì sự lao nhọc dìu dắt môn đồ trên con đường Tu học và sống những ngày cuối cùng tại cỏi Ta bà này.
Rồi thời gian lại trôi qua-nghiệt ngã bụi đời, xoáy theo cơn lốc cơm gạo áo tiền-Tp. Hồ chí Minh trong giai đoạn chỉnh trang đô thị hoá, đất đai lên cơn sốt từng ngày, nơi này cũng không ngoại lệ, cũng nằm trong vòng xoáy đó, sức mạnh đồng tiền cũng cuốn phăng đi mọi thứ và cũng nhẹ nhàng dứt áo ra đi với vô vàn lý do để về nơi chủ mới. Trên nền dáng cũ, chủ nhân mới của căn nhà đã khoác lên mình một diện mạo mới-Cải Tự thành Gia.
Giờ đây tại Tp. Hồ chí Minh-một thời hoàng kim từng được tự hào có duyên sống gần Gốc, tại Gốc và thậm chí còn nhân danh đệ tử chính thống Thầy Tổ để chỉnh sửa, để thuyết giảng cho con cháu mọi miền….. để rồi những người con, người cháu xa xôi ở tận miền Bắc, miền Trung, miền Tây có Tâm đạo tìm về cội nguồn rồi cũng phải ngẩn ngơ đứng ngã 3 đường với lòng đau thắt để không biết phải đi đâu về đâu?
Rồi khi đến ngày kỷ niệm, Giỗ kỵ không còn tập trung như ngày xưa nữa, nhen nhún từng nhóm theo mối quan hệ hơn là cái chung họp mặt trong phần đạo đức, trong đó có nhiều lý do, nhưng cái chính là không có nơi hội tụ, xứng tầm gắn liền bước thăng trầm của Đạo và chưa có chơn sư đủ sức đủ tài nối kết thành một dòng chảy thống nhất mà Thầy Tổ cả đời đã xả thân mong đợi và uỷ thác cho thế hệ sau.
Đây là sự thật, phải nhìn nhận sự thật dù sự thật có đau lòng như muối xát và cũng phải mạnh dạn đối diện với sự thật-để nhìn lại mình-nhìn lại người-để lòng vô ngã, vô tư, để tự chọn cho mình một suy nghĩ, một hướng đi thực sự đúng nghĩa vì sự trường tồn của Đạo Pháp, mà bỏ bớt cái Tôi, cái nhỏ nhen, cái ích kỷ, cái danh lợi đời thường, để cùng chung tay góp sức đưa Đạo pháp qua hồi chuyển xoay dông tố.
Rất hy vọng và hy vọng rằng một ngày không xa sẽ có bậc chơn Sư hành giả gánh vát trách nhiệm thiêng liêng này để đưa Đạo pháp hoằng dương đại chúng.
Từ lúc Lục đi
Như đàn con lạc mẹ
Dông tố nổi lên
Lòng người đang chao đảo
Ai cũng nghĩ rằng
Mình mới đấng trượng phu
Lẩn quẩn lanh quanh
Mang chữ Minh-không sang
Trách trách hờn hờn
Cứ theo ý mình suy
Một lần nữa Đông Sơn Tự-Bàn cờ không còn nữa, trở thành hoài vọng trong quá khứ, một tổn thất hết sức lớn về tinh thần, một nổi đau lớn của người cư sĩ có hoài bảo chân chính và Tâm niệm Tu hành.
Sau khi bán xong căn nhà và chia phần cho các con cháu ồn định theo tâm nguyện của Lục 5, Sư bà 5 Huệ minh Tâm-Tô thị Phấn sinh tháng 11 năm 1930 canh ngọ, qua căn hộ chung cư gần bên cạnh để sống những ngày còn lại của tuổi già cùng con cháu đạo và đời, sau một thời gian Bà về ở tại Cần Thơ với người cháu thường gọi là 7 Quang trong phần đạo (con cháu cư sĩ 3 Nguyễn văn Thiệt - Huệ minh Đức liễu đạo năm 1991) và mất ngày mùng 10 tháng chạp năm Tân mẹo-2011 vào lúc 21g tại Tp. Cần Thơ.
Đốt nén nhang lòng-chúng con xin kính cẩn nhớ ơn Bà, một thời nhọc nhằn vì đạo pháp, cầu nguyện cho Bà sớm đắc thành viên mãn.
Theo tâm nguyện của gia tộc con cháu Lục 5, cũng là nguyện vọng con cháu trong phần đạo. vào rạng sáng ngày 12 tháng 6 năm Nhâm dần- 2022. sau khi người Trụ trì Huỳnh Hổ là cố cư sĩ Huệ minh Đắc - Trần văn Đá thâu thần liễu đạo được vài tháng, Nương theo ơn đức chư Tổ, Thuận theo Thiên thời, Địa lợi, Nhơn hòa.
Thừa lệnh Trưởng ban Tổ chức Nguyễn thành Xuân-Huệ minh Trực saigon,
Thay ủy Quyền Trưởng Ban Phật sự Phật động Huỳnh Hổ Huệ minh Tâm - Ngô hồng Hiệp saigon.
Cư sĩ Huệ minh Phương -Ngô Thành Hà lập phương án tiến hành, tổ chức bốc mộ di cốt Lục 5 sau 22 năm nằm tại Thế, nay cung thỉnh thỉnh tọa sơn về Phật động Huỳnh Hổ bảo tồn an nghĩ vĩnh hằng.
Có sự chứng kiến đồng thuận của Trụ trì Huỳnh Hổ Huệ minh Nhơn- Phạm hữu Phước, Cư sĩ Huệ minh Hùng- Phạm văn Đe, cư sĩ Huệ minh Tâm -Võ thành Xuân Long Hải, và có sự giám sát trực tiếp của sư ông Huệ minh Tâm -Ngô Hồng Hiệp cùng người cháu nội ruột là Trần văn Thành saigon.
Rất đông Huynh đệ Lâm Tùng sơn, Long Điền, Bình Dương, Long an, Bình Phước, Đồng nai, Bình định về phụ giúp.
Tại núi Huỳnh Hổ có sư ông Huệ minh Trực đón chờ, cư sĩ Huệ minh Đãnh-Bạch trường Linh đại diện cho nhánh Thầy 2 An Quy nhơn, Cư sĩ Huệ minh Kiên-Lê văn Thắng đại diện cho nhánh Phan Thiết, cư sĩ Trần tiến Dũng- Huệ minh Trung đại diện cho con cháu sư 7 Phạm văn Long -Huệ minh Thiện Quy nhơn và nhiều huynh đệ các nơi cũng về tham dự trong không gian đầm ấm nghĩa tình đầy xúc động.
Hàng năm lấy ngày 12 tháng 6 âm lịch làm ngày tưởng niệm Lục 5 Huệ minh Phất tại Phật động Huỳnh Hổ, con cháu mọi miền về đốt nén nhang tưởng nhớ công ơn của Ngài.