HUỆ MINH TÂM
MINH SƯ HUỆ MINH TÂM
NGÔ HỒNG HIỆP
Công tác Phật sự-Công tác Từ thiện xã hội
NỐI KẾT TỐT ĐẠO-ĐẸP ĐỜI
Trong xu thế hòa nhập và không ngừng phát triển nhanh của xã hội, đời sống dân trí của đại chúng nâng theo tầm cao mới cùng trào lưu mới du nhập từ tây sang đông, từ bắc xuống nam và chính điều này cũng đòi hỏi sự thay đổi cách nhìn cách tiếp cận cách phổ cập của người cư sĩ để phù hợp với đời sống tinh thần của đại chúng và sự nối kết đã gần gũi lâu nay để phổ cập đại chúng, thì nay phải: -cần gần gũi hơn-cần thân thiện hơn -cần sát thực tế hơn để làm gạch nối trên tinh thần tốt đạo đẹp đời, đây là một trong những điểm mới chưa có tiền lệ nhưng là nhịp cầu để dung hòa dẫn dắt đại chúng như về chính mái ấm thân yêu của mình.
Trong sự trăn trở chung của đạo pháp có rất nhiều cư sĩ dù tuổi cao sức yếu cũng rất tâm huyết, cũng đau đáu cho sự hoằng dương đạo pháp. Cũng đang cần một sự tiên phong để bắt nhịp...Từ suy nghĩ đó đã không ngại khó khăn, không quan tâm câu nệ nhiều luồng ý kiến chưa thống nhất Ông đã phát động trên niềm tin vững chắc theo hạnh của Đức Lục Tổ cho kịp lúc mà môn đồ, môn đệ và đại chúng đang cần đến trong giai đoạn này, đó là cư sĩ Huệ minh Tâm. Thế danh là Ngô Hồng Hiệp.
Lúc còn nhỏ ở quê nhà thường gọi là 3 Phước, sinh năm Quý Tị-1953, tại làng Phú An, Huyện Cai Lậy,Tỉnh Tiền Giang. Đến năm Bính ngọ-1966 lên Saigon học và sinh sống.
Vốn tính thâm trầm ít nói nhưng nghĩa tình, trực giác cảm nhận nhanh sự việc có năng khiếu tổ chức chỉ huy và phân bổ, sáng ý và có lòng đồng cảm chia sẻ những khó khăn thiếu thốn nên trong giao tế có sức lôi cuốn và gặp được nhiều sự đồng thuận.
Là người con thứ 2 trong một gia đình viên chức có trình độ học thức cao thời bấy giờ, nhưng trong phần đạo đức thường gọi là Sư Ông Út Hiệp có lẻ Ông là một trong số đệ tử lớp sau cùng của Đức Lục 5 Huệ minh Phất.
Duyên hội ngộ tại thế do một người bạn tên thường gọi là Long tàu-môn đệ của Đức Lục 5 đưa về Đông Sơn Tự diện kiến trong cái duyên Thầy trò đã định sẵn bởi tiền căn.
Sau thời gian dài tìm hiểu và tỏ thông lý đạo nên phủ phục cầu đạo xin Đức Lục 5 khai Tâm chứng độ.
Trước lòng thành cầu đạo và nhận thấy cơ duyên đã đến nên Đức Lục 5-Huệ Minh Phất hoan hỉ chính thức khai phần tu học tại Đông Sơn Tự-Tp.Hồ Chí Minh ngày 25 tháng 7 năm Quý Dậu-1993.
Thân phụ là Cụ Ông Ngô Minh Châu, thường gọi là Bác sĩ Tư Châu. Là nhà trí thức, một bác sĩ chuyên ngành y và cụ chỉ thuần thuý làm công tác chuyên môn nhưng rất tận tuỵ, có Tâm với nghề và có tấm lòng độ lượng của người Thầy thuốc, coi nổi đau của bệnh nhân như chính nổi đau của mình nên nhận được sự đồng cảm, để lại hình ảnh đẹp trong lòng của bệnh nhân và gia đình người bệnh, vì vậy khi nghỉ hưu Cụ vẫn luôn được mọi người quý trọng và nhớ đến.
Thân mẫu là cụ bà Trần thị Lưỡng. Sống mẫu mực trong phong cách của người phụ nữ Nam bộ đảm đang, hết sức giản dị và chân tình.
Là cư sĩ tại gia nên Ngài phải tùng theo cuộc sống đời thường như bao người khác.
Với tư cách là viên chức nhà nước luôn tận tuỵ công việc để làm tròn trách nhiệm của Ngành giao phó, nên không có thời gian để thực hiện ước mơ đi lại đó đây để làm công tác Phật sự, công tác từ thiện xã hội giúp đạo, giúp đời mà Sư Ông Út hằng ấp ủ.
Với hoàn cảnh dù bận công việc ở đời, nhưng trong thâm tâm Sư Ông Út luôn hướng về Phật Pháp, một lòng vì Phật Pháp. Không câu nệ, bất kể nơi nào lúc rảnh rang là niệm Phật, dưỡng Tâm, định trí, định Thần, chia thời gian việc Đời, việc Đạo cho phù hợp để vừa hoàn thành công tác Ngành, vừa có thời gian để công phu hành đạo, về Núi để tu luyện, dưỡng Tâm, Nghiên cứu về giáo lý Tam giáo.
Thầm cầu nguyện xin Thầy Tổ chứng ban, sớm có cơ duyên để dốc lòng thanh Tâm tu tập, nhằm tăng tiến sự thăng hoa viên mãn trên lộ trình tu học để giải thoát, để có đầy đủ trí tuệ thần lực nhiệm mầu ra giúp đời, vinh danh Đạo pháp, mang chơn pháp Thầy tổ để phổ cập cùng đại chúng, lưu truyền cho hậu thế.
Dù thời gian gần gủi Đức Lục 5-Huệ minh Phất không dài nhưng đó không phải là thước đo cho sự tu học: Tu nhất kiếp,Ngộ nhất thời -nhưng Sư Ông Út vẫn khiêm tốn tự nhận mình có sự khiếm khuyết về quỹ thời gian, nên Sư Ông Út gắng công khổ tập để bù lại thời gian ít ỏi bên Thầy.
Trong thời gian đang lâm bệnh, nhận thấy căn cơ, bản lĩnh và trí tuệ của Sư Ông Út, nên dù nằm trên gường bệnh,nhưng Lục 5 vẫn quan tâm đặc biệt và có đọc nhắc cho Ông nghe 2 câu kệ mà Đức Lục Tổ để lại.
Thành Tâm mộ đạo niệm Di Đà
Phật Pháp Linh phù độ chúng sanh
Với mong muốn hãy suy gẫm thêm từ gợi ý Lục 5 truyền đạt để làm hành trang bước đường tu học còn nhiều chông gai đòi hỏi tự thân nổ lực, minh mẫn trí huệ để nhìn đời, nhìn đạo qua Tuệ Nhãn chứ không phải cái nhìn nhục nhãn khi vắng bóng Thầy và không cần phải tìm đâu xa cả.
Sau bao năm tự nghiên cứu, nghiền ngẫm, Sư Ông Út đã Ngộ được chân lý tìm ra những thâm thuý cốt cỏi trong câu kệ này mà Đức Lục Tổ đã gởi gắm cho môn đồ, định hướng cho phương pháp tu học của người Cư sĩ trong thời mạt Pháp để thực hiện.
Thành Tâm mộ Đạo niệm Di Đà
Là người cư sĩ ở tại gia cần phải niệm Phật: Niệm Phật để giữ Tâm luôn hướng về Phật-đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, ngủ cũng đều niệm Phật. Niệm để đồng cảm, để nghiệm ra sự huyền diệu trong từng lời, từng ý Niệm Phật là con đường chính ban đầu để dọn Tâm cho lắng định, trước khi đi sâu để thực hành Bát chánh đạo, và khi thực hành Bát chánh đạo phải có trí huệ, dùng trí huệ như chìa khóa để mở thông Bát chánh đạo
Phật Pháp Linh Phù độ chúng sanh
Là người Cư sĩ tại gia ngoài việc Tu học cho bản thân còn phải giúp đời tích thêm công đức. Vì vậy cũng phải thường xuyên Thâu luyện để có đủ sức đủ lực ra phổ cập đại chúng và đưa sự huyền diệu của Phật Pháp hướng thiện chúng sanh trở về Phật Pháp tu niệm. Nhưng đây cũng là miếng đất màu mở rặt mùi danh và lợi. Lòng tham cũng bắt đầu phát sinh, dùng mỹ từ Lộc để tự dối gạt mình, rồi đưa tay nhúng chàm. vì vậy Sư Ông Út thường khuyên huynh đệ mục đích người cư sĩ chúng ta ra phổ cập đại chúng và giúp đời hướng thiện hướng tu, thì làm sao đừng để đại chúng nhìn người cư sĩ như một ông Thầy cúng giỏi hái ra tiền,mị chúng, bao quanh một màu mê tín dị đoan.Tu mong giúp nghiệp, đừng tạo nghiệp thêm.
Vốn chịu khó học hỏi, tiếp nhận điễn quang ơn trên chứng ban bằng sự minh mẫn trí huệ. Sư Ông Út chuyên tâm vào Phật đạo để tiếp cận chánh pháp Liễu nghĩa thượng thừa.
Sau thời gian tiếp cận cùng chư sư Huynh đệ lão thành, nghiền ngẫm những di ngôn Đức Lục 5 căn dặn truyền lại, kết hợp sưu tầm tư liệu, đối chiếu tại nguồn và cũng không ngại đường sá xa sôi ra tận dọc vùng duyên hải miền Trung để đối chứng và làm sáng tỏ nhiều vấn đề mà lâu nay chưa có lời giải đáp thuyết phục.
Sư thông chơn Pháp-Ấn truyền Tâm
Huệ bái Thập phương-Tổ lưu truyền
Minh sư hoằng hoá Tam giáo đạo
Tâm Ấn đồng Tâm-nhất Tâm thành
Hồng son gìn Pháp-Đông Sơn Tự
Hiệp nhất Kỳ Vân mãi trường tồn
Với Tâm nguyện từng ấp ủ, khi bắt đầu nghỉ hưu Sư Ông Út không phí thời gian đã kiên trì vận động huynh đệ trong Phần đạo đức làm công tác Phật Sự, công tác từ thiện xã hội,cùng mở rộng lòng nhơn để sống cho có nghĩa có tình và tử tế hơn. mặc dù trong thời điểm này lòng người còn đang nhiều bất an ly táng, huynh đệ còn đang bơi trong cái Tôi,cái bản ngã quá lớn, hụp lặn trong vòng xoáy chuyển xoay kể từ khi Đức Lục 5-Huệ Minh Phất an tịch năm Canh Thìn-2000.
Dông tố nổi lên
Cũng do bởi lòng người
Cây cao xế bóng
Ta nghĩ là vô dụng
Đến khi ngã rồi
Ta mới thấy bơ vơ
Lần đầu tiên trong phần đạo đức Sư Ông Út tổ chức cho Cư sĩ mở lòng Từ bi hướng thiện hoà mình cùng xã hội giúp đỡ người nghèo khó khăn, hòa nhập giao tế cùng địa phương trong xu thế chung của thời đại, dưới sự góp sức thành hình buổi ban đầu Ban Phật sự Phật động Huỳnh Hổ:
Cư sĩ Huệ minh Nhơn (5 Gáo)
Cư sĩ Huệ minh Phương (Hà 2 An)
Cư sĩ Huệ minh Kiên (Thắng 2 Phước).
Cùng sự trợ duyên của cư sĩ Huệ minh Trực (ông 3 Xuân) và Trụ trì Phật động Huệ minh Đắc (ông 7 Đá).
Đây cũng là một tiền lệ tốt sẻ song hành cùng người cư sĩ, một dấu son trong lịch sử đạo.
Một cầu nối giữa Đạo và Đời đã hình thành tốt đẹp, một nét chấm phá đặc trưng trên lộ trình tu học Tam giáo Quy nguyên mong bòn thêm chút công đức để đủ Trí, đủ Lực, đủ Hạnh, mặc dù buổi đầu còn nhiều khó khăn, nhiều nguồn dư luận khen chê từ nhiều hướng, nhưng Sư Ông Út vẫn mặc nhiên với tâm nguyện làm hết sức mình có Trời có Phật chứng minh với lòng từ bi, nhân nghĩa và sự tử tế giúp đời, giúp đạo nhằm đưa chơn pháp Thầy Tổ chính thống hoằng dương đại chúng, mở rộng để dìu dắt Huynh đệ trong phần đạo ngày càng tinh tấn vững vàng.
Trong hành trình Tu học hữu duyên 2 lần góp sức cung thỉnh Di cốt Tổ Thầy tọa sơn Phật động Huỳnh Hổ.
Lần thứ 1 vào ngày mùng 9 tháng 2 năm Ất Hợi -1995 đã có mặt với sư Thầy Huệ minh Phất cùng sư huynh Huệ minh Đắc- Trần văn Đá cung thỉnh di cốt Lục Tổ Huệ Tâm Nhãn sau hơn 9 năm tạm táng tại chùa Hội sơn, Thủ dầu Một, Bình dương toạ sơn Phật động Huỳnh Hổ an nghĩ vĩnh hằng,
Lần thứ 2 với tư cách là Trưởng ban Phật sự Phật động Huỳnh Hổ vào ngày 12 tháng 6 năm Nhâm dần -2022 cung thỉnh di cốt sư Thầy Huệ minh Phất sau 22 năm nằm tại thế tọa sơn Phật động Huỳnh Hổ an nghĩ vĩnh hằng, làm tròn nhân nghĩa đời người, như chút lòng thành kính đến tôn sư.
Hữu duyên được thọ nhận mẫu ấn Gốc Thập Phương tam thế Phật của Lục 5 Huệ minh Phất hướng Nam.
Với tư tưởng luôn luôn quan tâm lớp kế thừa, xem lớp kế thừa là gạch nối quan trọng để đưa chơn pháp chư Tổ, Thầy Tổ song hành cùng thời đại, nên được sư ông út đặc biệt chú ý bồi dưỡng và chờ duyên sẵn sàng truyền thừa.
Sau bao ngày chờ đợi cơ duyên đến năm kỷ hợi -2019 sư ông út hoan hỉ tâm đắc truyền giao ấn Ngọc hoàng và năm Canh tý -2020 truyền giao ấn gốc Hướng Nam- Thập phương tam thế Phật của sư ông út cho hiền điệt Huệ minh Trung Trần tiến Dũng Quy nhơn thọ nhận với mong muốn lớp kế thừa đưa chơn truyền Thầy Tổ hoằng dương đạo pháp, thay mặt Thầy Tổ chứng đạo, chứng ban Pháp khí, khai thị cho huynh đệ con cháu và mở rộng hệ nhánh phổ cập đại chúng, dìu dắt tín chúng như những điều mong muốn đầy tâm huyết cả đời của sư huynh Huệ minh Thuyền âm thầm thực hiện bằng tấm lòng vô tư trong sáng của người cư sĩ Di đà.
Vẫn đau đáu mong muốn ươm mầm từ bi trong dòng chảy ngoài biên địa lớn hơn, mạnh hơn để mãi mãi hoan hỉ hòa nhập vào dòng chảy sâu rộng nhiệm mầu của pháp môn:
Khai vương tịnh độ.
Thập phương tam thế Phật.
Di đà vô vi.
(nguồn tư liệu của NGƯỜI TRONG HUYNH ĐỆ biên tập cung cấp)